Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi cabachlong, 6 Tháng tám 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.

    Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.

    Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.

    Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
    Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.

    Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.

    Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.


    Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

    Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.

    Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.

    Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..

    Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.

    Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.

    Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .

    Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.

    Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là " Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong".

    Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).

    Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.

    Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .

    Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.

    Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.

    Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.

    Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt ... để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.

    Bây giờ ta tạm thời đưa ra các nhận định như sau :

    1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền -Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để chấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý chấn yểm trong Truyền thuyết Ông Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện chấn yểm.

    2. Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI; Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.

    3. Cao Biền đã thực hiện biện pháp chấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.

    Đến đây,ta lại tiếp tục đặt ra câu hỏi :

    1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?

    2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay, trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.

    3. Hậu quả của việc rút bùa trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực HÀ NỘI, các vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối với Long mạch đi qua thành Đại la ?

    4. Biện pháp khắc phục sự việc trên như thế nào ?. Người ta có thể hàn lại Long mạch như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không ?. Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu hay tốt ?.

    Người viết bài này xin mạo muội lý giải các câu hỏi trên. Vì tình yêu đối với HÀ NỘI, quê hương của người viết, vì trách nhiệm một người Việt nam đối với quê hương rất mong được cùng các bạn trao đổi, hầu tìm ra những giải pháp khắc phục hiện tượng kể trên. Đó là trách nhiệm chung của chúng ta không chỉ phải của riêng ai.

    Người viết xin được lần lượt lý giải các vấn đề trên như sau :

    1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây dựng số 12 -Bản chất của hiện tượng đó như thế nào ?.

    Trong thuật Phong Thủy, Khí là một hiện tượng rất khó giải thích, nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong Thủy. Nhận định đúng về Khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong Thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh Khí của Vũ trụ. Người xưa có câu : Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học.các dạng đó có thể đo, đếm được. Trong Đông Y học người ta phát hiện Hệ thống Kinh , Mạch, Huyệt là đường vận hành của Khí từ rất xa xưa. Người ta phát hiện rằng : Khí vận hành trong Kinh, Lạc như một dòng nước, chỗ đi ra gọi là Tĩnh, trôi trảy gọi là Huỳnh, dồn lại gọi là Du, đi qua gọi là Kinh, nhập lại gọi là Hợp. Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn vật chất nào đó. Đường Kinh là một chùm ống dẫn Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan, bộ phận của một Tạc tượng. Ngoài ra người xưa còn biết rất sâu về bản chất của Khí, có một lý thuyết về Thời châm vô cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp. Đó là trên cơ thể con người,còn trong Phong Thủy ,người ta quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất, tương tự như hệ thống mạch, huyệt trong Đông Y. Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước, nước giúp Khí di chuyển, nước đi thì Nguyên Khí cũng đi, nước ngừng thì Nguyên khí cũng ngừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của nước ( nơi các dòng sông hội tụ chẳng hạn ). Người viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí, dùng cho việc chứng minh luận điểm của mình, còn Lý thuyết về Khí thì vô cùng, vô tận. Mặt khác, có thể tìm hiểu cơ chế của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với người thân thích còn sống như thế nào ?. Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và thân xác người còn sống, nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều, nên trong lý thuyết về Nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống.

    Trở lại câu chuyện trên dòng sông Tô Lịch: Người viết cho rằng : Long mạch đã nói ở phần trên bị Cao Biền trấn yểm đúng Huyệt vị, đã bị ngăn chặn lại tại nơi có đạo Bùa chấn yểm. Hậu quả của đạo Bùa này làm cho Nguyên Khí không thể tiếp tục đi theo hành trình vốn có của nó, làm cho vùng đất dọc theo Long mạch sau khi bị chấn yểm trở nên cứng hơn, ổn định hơn. Bằng chứng là về sau này ta không còn nghe được sự việc sụt lở đất tương tự như thế nữa. Ta có thể hình dung hơi thô thiển là Long Mạch giống như một mạch máu, bị cột lại một đầu, không cho dẫn máu tới các vùng sau đó được nữa. Các bộ phận cơ thể đằng sau chỗ bị cột vì không có máu nuôi nên dần dần bị khô, teo đi. Ta cũng để ý một điều rằng :Thành phố Hà nội ngày nay có rất nhiều hồ nước con đang tồn tại như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Ha Le ...Mặt khác sông Tô Lịch và Thiên Phù dần dần bị hẹp đi và giờ đây chỉ còn là con mương nhỏ dẩn nước thải cho TP.HÀ NỘI. Ở đây có một câu hỏi thú vị là : Nếu như Cao Biền ( vốn được coi là tổ sư của Phong Thủy ) đã quyết tâm trấn yểm tiêu diệt dòng sông Tô Lịch thì sao cho đến tận bây giờ sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại ( mặc dù chỉ là con mương nhỏ ). Theo người viết,nếu Cao Biền trấn yểm đúng thì ngày nay ta chỉ còn nghe đến tên của nó qua lịch sử. Đến đây người viết khẳng định :Cao Biền có sự sai lầm trong việc chấn yểm. Nguyên nhân sự sai lầm của Cao Biền chính là sự hiểu biết vô cùng chính xác của các vị Vua Hùng - Tổ tiên của người Việt chúng ta trong thuật Phong Thủy nói riêng và trong Thuyết Âm Dương, Ngũ Hành nói chung. Vì tiên đoán được các sự việc sẽ xẩy ra, sau khi mất nước, các Vua Hùng đã cố ý làm sai lạc một phần của Thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Người viết xin chứng minh vấn đề này ở phần sau.

    Bây giờ ta đi vào trả lời câu hỏi nguyên nhân của sự việc xẩy ra cho công nhân đội xây dựng số 12. Theo người viết như sau : Tại chỗ có đạo Bùa, Nguyên Khí bị bế lại lâu năm, khi tháo gỡ đạo Bùa, giống như tháo bỏ chỗ bị cột trong mạch máu, Nguyên khí bị thoát ra ngoài tại vị trí chấn yểm và lan tỏa ra xung quanh. Ta chưa xét đến sự tốt xấu của dòng Khí đó với cơ thể con người. Chỉ biết một điều rằng : Chính dòng Khí đó làm mất cân bằng cục bộ môi trường xung quanh chỗ đường Khí được giải phóng. Chính vì vậy những người Công nhân đang làm việc tại khu vực đó bị các hiện tượng kỳ lạ đã nêu ở phần đầu. Khi cơ thể con người bị mất cân bằng về Khí dẫn đến hiện tượng mất khả năng hoạt động Thần kinh. Như vậy cũng chẳng có gì khó hiểu khi các công nhân đội xây dựng só 12 gặp phải. Ngoài ra do ảnh hưởng của Quy luật " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu ", hay là hiện tượng cộng hưởng Harmonic mà Thân nhân, dòng họ của những người công nhân đội xây dựng số 12 phạm phải , mặc dù họ không trực tiếp có mặt trên công trường. Đó là hiện tượng cũng dễ hiểu.

    Có điều nguy cơ tiềm ẩn ở đây là : Nơi dòng Khí thoát ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với TP.HÀ NỘI ?. Đây là một vấn đề quan trong cần có sự nghiên cứu nghiêm túc.

    2. Trả lời cho câu hỏi :Tại sao sau khi có sự chấn yểm của Cao biền,vùng đất dọc theo Long mạch kể từ chỗ bị trấn yểm trở nên cứng và ổn định hơn và từ đó về sau này ta không còn nghe có các vụ sụt lở đất ở khu vực dọc theo Long mạch tương tự nữa,ngoại trừ trường hợp đã xẩy ra trên sông Tô Lịch, khi đạo Bùa trấn yểm đã được nhổ lên ?.

    Tiếp tục phát triển tính nhất quán của phần trên : Khi đường Khí của Long mạch đã bị bế lại, nguyên Khí không thể tới được các vùng đất ở sau chỗ trấn yểm được nữa, và Nguyên Khí luôn có nước đi cùng nên lượng nước tới các vùng đó cũng bị giảm đi. Kết quả là vùng đất sau chỗ bị trấn yểm cứng lên, và kết cấu của Địa tầng, địa chất cũng trở nên ổn định hơn. Khi một vùng đất đã có địa tầng địa, chất ổn định thì tất yếu dẫn đến các vụ sụt lở đất khi xây dựng các công trình tự nhiên mất đi. Đó là một sự việc không có gì là bí ẩn trong nghệ thuật xây dựng hiện nay. Tại công trình nạo vét sông Tô Lịch, khi đạo Bùa chấn yểm bị nhổ lên, lập tức Nguyên khí bị phong tỏa ùa thoát ra ngoài với một tốc độ và lưu lượng vô cùng lớn, làm cho đất, đá của cả khu vực nhão ra như bùn, trở nên mất ổn định cục bộ. Ở đây ta cũng cần lưu ý rằng : Khi Nguyên khí thâm nhập vào lòng đất quá nhiều thì không chỉ đất, cát mà thậm chí cả đá hay các vật thể rắn khác đều trở thành bùn nhão, bởi tính chất của Nguyên khí khác với tính chất của nước. Ta cũng để ý rằng nơi nào mà nguyên khí ít ỏi hoặc không có vùng đó sẽ trở nên khô cằn, cây cối không thể phát triển được. Đó là trường hợp của các sa mạc, hoang mạc trên trái đất. Tại núi Ngự bình ở Huế cũng có trường hợp tương tự. Rất nhiều lần người ta tổ chức trồng cây trên núi Ngự bình song đều thất bại.

    Như vậy, ta có thể kết luận rằng : Trong quá trình xây dựng Thành Đại la, Cao Biền gặp một vùng đất có kết cấu không ổn định nên đã thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm cho đất cứng và ổn định hơn trước. Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương tự như thủ thuật châm cứu, điểm huyệt trong đông Y. Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa là trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế Vương của đất Việt. Tuy nhiên vì có sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn. Bằng chứng là Sông Tô Lịch vẫn còn tồn tại và chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt dã giành được độc lập. Một dải Long mạch đã nói ở trên vẫn phát sinh ra những con người nổi tiếng, những vùng đất địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên tử, Đền Kiếp Bạc ...Một nguyên nhân nữa sau này, đã phá hoại sự linh thiêng của Long mạch là các việc san lấp của người Pháp, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Không biết vô tình hay hữu ý, khi xây dựng TP.HÀ NỘI, người Pháp đã cho lấp mất khúc sông Tô Lịch, nơi đổ ra sông Hồng - Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu Gỗ... Và Nhà thờ lớn HÀ NỘI hiện nay đặt trên nền của Tháp Báo Ân ngày xưa...

    Một dân tộc đã được thiên nhiên ưu đãi về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai thác sức mạnh tâm sinh khí đó. Chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo các bậc anh hùng, hào kiệt, những bậc hiền tài cho Đất nước, những vĩ nhân cho thế hệ mai sau. Ngày trước các bậc Thánh Đế, Minh Vương coi đó là trách nhiệm lớn nhất đối với non sông, đất nước.

    _____________________________
    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=152669
     
  2. doctorhanoi

    doctorhanoi New Member

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    62
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Cao Biền cũng không phải là người quá đắc đạo và tài giỏi vì nếu tài giỏi thi ông ta đã không bị chém đầu khi về nước! Mình lo thân k xong, tính cho gia đình phuc phận nhà mình k nôi lo gì được cho thiên ha
     
  3. niitpro

    niitpro New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    74
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    bài viết rất lý thú
    thanks bác PhuongCac
     
  4. luc_thao

    luc_thao New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    bài rất hay, song, không có lý giải về phần các vua Hùng có chú thích về Âm dương ngũ hành?
    Mong được chỉ giáo
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Thánh vật ở sông Tô Lịch
    13.04.2007 - 12:02

    [​IMG]Những chiếc liễn cổ tìm thấyNhững chuyện bây giờ mới kể về vụ trấn yểm sông Tô Lịch: Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P Nghĩa Đô, Q Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây.Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được. Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: "cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm". Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

    Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sự, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều xương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật màng về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

    Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời 1 thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: "Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được". Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sông và ngay đêm đó về HP.

    Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh... Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chấp nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phải cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

    Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đe lên, lại vỡ. Anh em công nhânở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

    Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói "Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống". Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.

    Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói. Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, "mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ. Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ", Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

    Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước sói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm ngỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch máu não. Sau khi thày Thích Viên Thành làm lề hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.

    Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà thánh thần hại tôi đến nỗi này....
    Minh Tuyết (Theo Tuoitrecuoi)​

    ( Vanhoaphuongdong.com)
     
  6. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Phát hiện những di vật kỳ lạ giữa lòng sông Tô Lịch

    Đã hơn 10 ngày nay, Đội 12 thuộc Công ty liên doanh Xây dựng (VIC) ngừng thi công kè bờ sông Tô Lịch, đoạn thuộc phường Nghĩa Đô, Hà Nội, sau khi phát hiện những vật lạ giữa lòng sông. Trong đống bùn đất mà máy xúc vét lên, có 3 cọc gỗ lớn dài hơn 3 mét, nhiều xương răng động vật (của voi, ngựa, trâu?) với số lượng lớn. Đặc biệt, có 3 hộp sọ người.


    Những chiếc liễn tìm thấy.

    Ngoài ra, còn có hơn 10 cái liễn lớn nhỏ bằng sành và một bộ dụng cụ sinh hoạt như dao, liềm, móc bằng kim loại sắt đã sét rỉ gần hết, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ, đồng tiền hình tròn có lỗ vuông… Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá.

    Hiện trường nay vẫn đang được giữ nguyên vẹn. Chỉ có điều răng, xương động vật và nhiều đồ tuỳ táng khác như dụng cụ sinh hoạt thì vẫn nằm phơi trên đất, chờ đến lượt được “phán xét”.

    Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc bảo tàng Hà Nội cho biết, thật sự khó hiểu khi phát hiện cả bộ hài cốt cũng được chôn với xương động vật, đồ sinh hoạt, có cọc gỗ cắm xung quanh và nằm sâu giữa lòng sông Tô Lịch. Một số mảnh gốm men ngọc rõ ràng là thuộc đời nhà Trần và Lê Sơ, nhưng để có kết luận cụ thể thì còn phải chờ các nhà khoa học vào cuộc.

    (Theo Tiền Phong)
     
  7. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Di tích ở sông Tô Lịch có thể là cửa Tây La Thành


    Các đồ gốm thời Trần - Lê.
    Sau phát hiện hồi tháng 9/2001 về 8 bộ hài cốt và nhiều di vật khác tại khúc sông Tô Lịch, nơi đội 12 Công ty xây dựng VIC đang thi công, các nhà khảo cổ nhận định rằng, vị trí đào được có thể là cửa phía Tây của La Thành (thành Đại La). Nếu đúng, thì đây là một di tích rất quý, cần được giữ gìn, tôn tạo.

    Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết, theo kinh nghiệm của ông, vị trí này nằm trong phạm vi cửa Tây La Thành, được xây dựng từ trước đời Lý - Trần - Lê (thế kỷ 9-14). Điều đó còn được khẳng định dựa trên hai bằng chứng sau: 1- vị trí nơi đây thuộc thôn Đoài Môn (Cửa Tây); 2 - hiện trường di tích chồng chất rất nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời Lê. Như vậy, có thể thấy đây chính là chiếc Ủng Môn duy nhất còn sót lại của toàn bộ Đại La Thành.

    Mặt khác, cũng theo giáo sư Vượng, trước đây, thường thì ở cổng Hoàng thành, ngoài lính canh, còn có thần trấn giữ 4 cửa và có yểm bùa, làm lễ hiến sinh người và các động vật khác như trâu, bò, lợn, chó mèo… Như vậy, các di vật được phát hiện trên sông Tô Lịch như bát đĩa, gốm sứ cổ, tiền đồng, xương răng động vật, di cốt người… có thể là một bằng chứng nữa chứng tỏ đây là cổng Tây La Thành.

    PGS-TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) thì cho biết thêm, những phát hiện ở đoạn sông Tô Lịch gần cửa Đoài là do máy xúc lên chứ không phải bóc lớp di vật theo phương pháp khai quật khảo cổ học, nên không thể xác định được niên đại. Ngoài ra, ở mỗi cửa thành, người xưa thường hay trấn yểm bằng một ngôi mộ động vật, nhưng không có ngôi mộ nào trấn yểm bằng người. Vậy mà di tích này lại có lẫn xương người, do đó chắc không thể là mộ trấn yểm ma quỷ. Người dân xã Đoài Môn cũ (đã di chuyển đi nơi khác) ngày nay vẫn về khu vực này để di chuyển mồ mả. Như vậy, rất có khả năng đây là xương cốt của ngôi mộ vô thừa nhận nào đó lở xuống sông Tô Lịch.

    Về hiện tượng thân nhân của các công nhân ở đội 12 gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp trong thời gian qua, khiến cả đội hoang mang, Tiến sĩ Ninh nhận định: “Là người làm khảo cổ, đã từng tham gia đào hàng trăm ngôi mộ các loại, các thời, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa ai bị ốm đau vì lý do khai quật mộ táng cả. Cho nên những trường hợp ốm đau, kể cả bị chết của công nhân và người nhà của họ ở công trường này, không nên tìm nguyên nhân ở những hài cốt tìm thấy dưới sông Tô Lịch”. Về vấn đề này, quan điểm của Giáo sư Vượng là nên có những tìm hiểu, suy nghĩ thêm và đưa ra lời giải thích hợp lý.

    Tuy nhiên, theo phản ánh của các công nhân xây dựng, cho đến nay, họ vẫn không nhận được một sự hồi âm hay quan tâm nào từ phía các cơ quan chuyên môn, chính quyền thành phố. Vì thế, theo kiến nghị của đội thi công 12, chính quyền và các cơ quan chuyên môn nên tổ chức một cuộc khai quật mở rộng, đánh giá khoa học và cụ thể về di chỉ này. Giáo sư Nguyễn Quốc Vượng còn đề nghị tiến hành khai quật cả ở khu vực 42 Trần Phú và trong Hoàng thành (ngay sát Trường Lang phía Tây của Hoàng Thành và thành Hà Nội cũ), là những nơi cũng tìm thấy các di vật tương tự.

    (Theo Văn Hóa, Tiền Phong)
    ( www.thegioibuangai.com)
     
  8. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
  9. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  10. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    [​IMG]
     
  11. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    [​IMG]
    ( thegioibuangai.com)
     
  12. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    [​IMG]
    ( thegioibuangai.com)
     
  13. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Đây là hình ảnh Đội xây dựng đang thi công hồi đó:
    [​IMG]

    Và bài báo:

    [​IMG]
    Mọi người hãy đọc kỹ lại lịch sử Đền Quán Đôi ... và lời của 1 nhà ngoại cảm khảo sát thời điểm đó là " Còn có 1 thanh kiếm báu, 1 viên ngọc quí và 1 cái hòm ở giữa trận đồ bát quái nữa" Không biết bây giờ đã lấy lên chưa. Hồi đó hình như là NNC Phan Thị Bích Hằng và NNC Dương Mạnh Hùng đc mời đến để khảo sát.

    Ngôi Đền này rất nhỏ chỉ khoảng 20m, trong Đền ghi rõ sự tích, lịch sử của Ngôi Đền , và tương truyền Vua Lý đã có lần đi đánh giặc ngang qua đây đã đc báo mộng tin tức ... để Vua chiến thắng ngoại xâm. Do vậy Vua mới cho xây Đền cảm tạ.

    Hiện nay trong Đền có treo rất nhiều các bài báo,ảnh, các tổ chức nghiên cứu viết về Hiện tưọng trấn yểm này viết từ hồi 2001, mà bây giờ tìm lại không thấy có nữa ... bên ngoài có 1 cây đa ở dưới có vài cái Miếu nhỏ
    (nguồn: hp571 - thegioibuangai.com)
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng tư 2007
  14. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Lúc này dân cư Hà Nội đang xôn xao về các bài báo quanh sự vụ trấn ếm nói trên. Bạn chỉ cần chạy ra hàng photo hỏi cái là có ngay đống photo báo.

    Tìm lại bài báo năm 2002 từ Vnexpress, bác Vượng còn khẳng định như đinh đóng cột là chẳng có trận đồ gì cả. Giờ đây bác đã thành người thiên cổ rồi.

    ==================

    Di tích ở sông Tô Lịch có thể là cửa Tây La Thành


    Các đồ gốm thời Trần - Lê.
    Sau phát hiện hồi tháng 9/2001 về 8 bộ hài cốt và nhiều di vật khác tại khúc sông Tô Lịch, nơi đội 12 Công ty xây dựng VIC đang thi công, các nhà khảo cổ nhận định rằng, vị trí đào được có thể là cửa phía Tây của La Thành (thành Đại La). Nếu đúng, thì đây là một di tích rất quý, cần được giữ gìn, tôn tạo.

    Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết, theo kinh nghiệm của ông, vị trí này nằm trong phạm vi cửa Tây La Thành, được xây dựng từ trước đời Lý - Trần - Lê (thế kỷ 9-14). Điều đó còn được khẳng định dựa trên hai bằng chứng sau: 1- vị trí nơi đây thuộc thôn Đoài Môn (Cửa Tây); 2 - hiện trường di tích chồng chất rất nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời Lê. Như vậy, có thể thấy đây chính là chiếc Ủng Môn duy nhất còn sót lại của toàn bộ Đại La Thành.

    Mặt khác, cũng theo giáo sư Vượng, trước đây, thường thì ở cổng Hoàng thành, ngoài lính canh, còn có thần trấn giữ 4 cửa và có yểm bùa, làm lễ hiến sinh người và các động vật khác như trâu, bò, lợn, chó mèo… Như vậy, các di vật được phát hiện trên sông Tô Lịch như bát đĩa, gốm sứ cổ, tiền đồng, xương răng động vật, di cốt người… có thể là một bằng chứng nữa chứng tỏ đây là cổng Tây La Thành.

    PGS-TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) thì cho biết thêm, những phát hiện ở đoạn sông Tô Lịch gần cửa Đoài là do máy xúc lên chứ không phải bóc lớp di vật theo phương pháp khai quật khảo cổ học, nên không thể xác định được niên đại. Ngoài ra, ở mỗi cửa thành, người xưa thường hay trấn yểm bằng một ngôi mộ động vật, nhưng không có ngôi mộ nào trấn yểm bằng người. Vậy mà di tích này lại có lẫn xương người, do đó chắc không thể là mộ trấn yểm ma quỷ. Người dân xã Đoài Môn cũ (đã di chuyển đi nơi khác) ngày nay vẫn về khu vực này để di chuyển mồ mả. Như vậy, rất có khả năng đây là xương cốt của ngôi mộ vô thừa nhận nào đó lở xuống sông Tô Lịch.

    Về hiện tượng thân nhân của các công nhân ở đội 12 gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp trong thời gian qua, khiến cả đội hoang mang, Tiến sĩ Ninh nhận định: “Là người làm khảo cổ, đã từng tham gia đào hàng trăm ngôi mộ các loại, các thời, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa ai bị ốm đau vì lý do khai quật mộ táng cả. Cho nên những trường hợp ốm đau, kể cả bị chết của công nhân và người nhà của họ ở công trường này, không nên tìm nguyên nhân ở những hài cốt tìm thấy dưới sông Tô Lịch”. Về vấn đề này, quan điểm của Giáo sư Vượng là nên có những tìm hiểu, suy nghĩ thêm và đưa ra lời giải thích hợp lý.

    Tuy nhiên, theo phản ánh của các công nhân xây dựng, cho đến nay, họ vẫn không nhận được một sự hồi âm hay quan tâm nào từ phía các cơ quan chuyên môn, chính quyền thành phố. Vì thế, theo kiến nghị của đội thi công 12, chính quyền và các cơ quan chuyên môn nên tổ chức một cuộc khai quật mở rộng, đánh giá khoa học và cụ thể về di chỉ này. Giáo sư Nguyễn Quốc Vượng còn đề nghị tiến hành khai quật cả ở khu vực 42 Trần Phú và trong Hoàng thành (ngay sát Trường Lang phía Tây của Hoàng Thành và thành Hà Nội cũ), là những nơi cũng tìm thấy các di vật tương tự.

    (Theo Văn Hóa, Tiền Phong)

    ( Vnexpress, 2002)
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng tư 2007
  15. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch (Phần 2) -Một câu hỏi lớn không lời đáp???
    Nên phá hay nên giữ?

    Theo therebex:

    Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.
    Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.
    Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy. Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa "triều đại" nào của đất nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay


    Tại sao các nhà ngoại cảm không vào cuộc? Phá nó thì có lợi hại gì?

    Theo hoacomay638:
    Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận. Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế.
    Những nhà ngoại cảm bạn đề cập trên phần lớn những người có khả năng và tài năng cao nhất đều đã tham dự cuộc họp để làm sáng tỏ vấn đề này và họ cũng đều đã lắc đầu không giải thích được, bởi đơn giản đó không phải là sở trường của họ. Tôi rất khâm phục tài năng của chị Bích Hằng và chính gia đình đã được chị giúp tìm được mộ người thân như một huyền thoại, nhưng trong vấn đề này, tôi nghĩ chị không có khả năng. Thậm chí, nếu cố làm điều ngược với thiên ý thì bản thân chị sẽ mắc họa sát thân như chơi.
    Như tôi đã nói trên kia, đầu tiên là việc phá trận không biết đã có ai đủ tài làm việc đó hay chưa, và phá trận rồi thì sẽ mang lại kết quả gì. Theo như sách vở để lại thì Hà Nội được bao bọc trọn trong hệ thống các sông(Hà Nội nghĩa Hán là trong sông), ngọn núi khởi nguồn của long mạch Việt Nam(Tổ Long Sơn) bắt nguồn từ khu vực núi Tản Viên-Ba Vì, như vậy Long Mạch của hệ thống sông Tô Lịch sẽ chạy từ núi Tản Viên dọc theo hình thế đất xuống đến Hà Nội và điểm trấn long huyệt nằm trong lòng con sông Tô Lịch. Do có thế đất trũng và hạ tầng đất yếu, việc xây dựng thành rất khó khăn vì móng không chắc chắn(bác nào học về xây dựng chắc biết vấn đề thoát nước và móng của Hà Nội phức tạp thế nào). Có lẽ do đó để xây dựng, 1 bậc đại tôn sư về dịch lý phong thủy nào đó đã dùng cách lập trận này để ép đất cứng hơn bằng cách trấn long bằng Bát Quái Tiên Thiên Đồ. Làm con rồng không cựa được và bị giam cứng trong đất, như vậy đất sẽ cứng hơn và xây dựng dễ dàng hơn. Nếu như mở lại được long huyệt, tất nhiên long khí sẽ được khai mở,nhưng con rồng bị giam lâu năm chưa chắc đã là vượng khí,thậm chí có khi còn thành tà khí. Nhưng điều quan trọng và nguy hiểm hơn khi mở huyệt sẽ dễ dấn đến động đất khi rồng hồi sinh,chuyển động của nó có thể làm suy chuyển và biến đổi cơ cấu hạ tầng đất,làm giảm độ cứng của nền móng và làm đất đai không vững chãi như trước. Nếu như vậy thì việc xây dựng và phát triển đô thị e rằng khi đó còn khó khăn hơn.
    Trận đồ Bát quái hiện tại có lẽ không giải được vì đồ hình chi tiết và các yếu quyết của nó hiện nay đã thất truyền, nó cũng tương tự như thạch trận Khổng Minh dùng đá xếp để cầm chân quân Ngô trong Tam Quốc vậy. Việc hóa giải vô cùng phức tạp bởi không ai còn biết chính xác vị trí các phương vị và xắp xếp quẻ trong trận này, nếu như giải nhầm hướng sinh 1 bước mà lỡ chân đi vào hướng cửa Tử hay Họa Hại thì khó mà bình yên trở về. Việc này các nhà ngoại cảm không thể làm được,bởi các tà khí do các xác chết tụ hợp thành đã làm cho họ không thể có khả năng liên lạc được với cõi âm. Nơi nào mà la bàn phong thủy không thể xác định được vị trí phương hướng và điểm trung cung(rất hiếm) thì nơi đó là nơi được gọi là nơikhông thuộc trời, cũng không thuộc đất.
    Để giải quyết vấn đề này, có lẽ cách thích hợp nhất là làm 1 cuộc họp mặt các nhà phong thủy danh tiếng các nơi cùng ngồi bàn nhau tìm cách phá trận hoặc tìm cách giải quyết. Biết đâu ai đó còn giữ lại được đồ hình chi tiết của trận pháp huyền thoại Bát Quái Tiên Thiên đồ,hay trong Huyền Không học còn gọi là Bát Quái Thiên Môn trận.
    Nếu có 1 cuộc họp như vậy, nhất định tôi sẽ theo dõi nó thật sắt sao.


    Thế nếu nhánh Thanh Long được khơi lại thì Việt Nam sẽ phát triển như thế nào ?
    Theo hoacomay638:

    Thì sau đó phải kết hợp thành 1 bố cục phong thủy tài vượng để khai thông hết các vượng khí của nhánh Thanh Long, Bạch Hổ với 2 nhánh Chu Tước và Huyền Vũ. Để tính toán bố cục và vị trí chuẩn xác hơn thì còn phải tìm được vị trí hai nhánh con của nó là Câu Trận và Đằng Xà nữa.
    Việc Việt Nam phát triển như thế nào,còn phải tùy vào vượng khí nhiều hay ít và cách xắp xếp ảo diệu đến đâu.


    Tại sao các sư tăng lại có khả năng huyền diệu này (tức khả năng nhận ra "tà khí"?
    Theo hoacomay638:

    Vì Phật Pháp tu luyện theo phái Mật Tông có những khả năng siêu phàm thoát tục khó có thể nói được. Đạo gia hay Đạo sĩ phái Huyền Không thì dùng trận phá trận,dùng trí đấu trí,dùng máu đổi máu. Nhà Phật lại chủ trương dùng 1 chư Tâm, dùng lòng từ bi hỉ xả để phổ độ chúng sinh,giải thoát nghiệp chướng.
    Thông thường để trừ tà một cách bình thường, nhà Phật dùng chủ yếu là Kinh Kim Cương, phẩm Phục Ma, còn gọi là kinh Kim Cương Phục Ma-tâm pháp để trấn trạch,trừ tà,đuổi ác và song song dùng kinh A di đà siêu độ các vong linh. Nhưng tác dụng còn phụ thuộc vào mức độ tà khí và đạo hạnh của người lập đàn tràng. Nhiều vị cao tăng ngoài kinh pháp ra còn nghiên cứu và tinh thông phong thủy,lý số thì sẽ kết hợp các yếu tố trên để sử dụng.
    Trường hợp của sông Tô Lịch, thực sự rất khó giải thích,chỉ có thể đoán là lực lượng đó quá mạnh và đạo hạnh người giải trấn là không đủ, thậm chí vong thân như sư thầy Thích Viên Thành. Người được như vậy hiện tại rất hiếm nên cách có thể khả thi được, đó là nghiên cứu tinh yếu của trận để phá trận.


    Tại sao khi thượng tọa Thích Viên Thành phá trận lại bị họa sát thân?

    Theo hoacomay638:

    Về các đạo nói chung, thực ra đều không có ranh giới, cũng như võ thuật không có môn phái nào là mạnh nhất và hoàn thiện nhất bởi mỗi môn có điểm mạnh và yếu riêng. Ta chỉ có thể nhận xét trình độ học về đạo của họ thôi. Ở đây tôi không chắc lắm về nguyên nhân, xong tôi thấy như thầy Thích Thanh Từ(Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm) nói thì cách làm của thầy Thích Viên Thành hàn long mạch là không đúng. Bởi thầy dùng tấm lòng từ bi hỷ xả của nhà Phật (thầy tu theo mật tông và đã đạt đến trình độ thiên nhãn/nhĩ thông nên ở trên tôi nói đến khả năng của phái mật tông) , thầy cũng chấp nhận hy sinh cả bản thân mình để hóa giải oán khí. Nhưng sai lầm của thầy là oán khí quá nặng không thể giải mà lại ám vào mình, sau đó lại không muốn lập đàn tràng cầu xin dương thọ hưởng thêm 1 giáp nên kết quả là 1 tháng sau đó - thầy viên tịch.
    Cách của thầy tứ phủ tôi không biết lắm, ở nhà cũng có sách vở nhưng toàn chữ Hán Nôm tôi không không đọc được, nhưng có lẽ cách của thầy tứ phủ không phải là siêu độ mà là làm triệt tiêu bớt oán khí, và cũng đã giữ ở mức độ vừa phải không để xâm hại đến mạng mình. Nên làm được công trình nhưng sau vẫn có chuyện xảy ra với mọi người và bản thân thầy cũng điêu đứng.
    Tất cả những điều này tôi nói bằng suy đoán đơn phương của mình thôi.
    Để giải được thế trận này thực tế không phải là không thể làm được.Vấn đề là phải tìm sao cho ra đồ hình và cách bố trận,trấn yểm chi tiết của trận đồ để tìm các phương vị trọng yếu của nó để phá hủy. Nôm na cách phá trận Thiên Môn của Bát Quái Tiên Thiên đồ cũng giống như cách bắt cua vậy, muốn con cua hết cựa quậy thì hãy tìm cách bẻ từ từ hết càng và các chân của nó, đến khi gãy hết càng hết chân thì dù để im nó cũng chỉ là vô dụng thôi và sự nguy hiểm của nó đã được phá bỏ. Vấn đề là đồ hình này đã bị thất truyền từ rất lâu, hiện ngay ở bên Trung Quốc cũng không còn gì ngoài những huyền thoại được tương truyền. Nếu như có được trong tay tấm đồ hình chi tiết này, chuyện phá giải trận pháp sẽ có 1 lối đi sáng sủa hơn rất nhiều.


    Trận Bát Quái tiên thiên đồ có 8 cọc vậy một cọc nữa nằm ở đâu? Kinh Dịch ở đâu mà ra?

    Theo hoacomay638:

    Trận Bát Quái không thể thiếu một phương vị, một đại tông sư cỡ Cao Biền cũng không thể đọc nhầm sách vở mà lập trận Bát Quái bằng ... 7 cái cọc được. Trong Phong thủy nếu lập trận sai thì sẽ không có tác dụng hoặc là không nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Như vậy theo phỏng đoán là lận Bát Quái, nhưng thiếu mất một cọc. Có thể là do trong quá trình xây dựng bị bật gốc hay lâu ngày cọc bị bật tui (rongchaua) nghĩ vậy.)


    8 cái cọc được dựng theo hình thế sau đây,mỗi cọc là 1 quẻ trong bát quái,trong 8 quẻ chia ra cửu cung và 64 quẻ nhỏ,trong 64 quẻ có chia ra các phương vị và sơn hướng từ điểm trung cung.

    Cách chia cụ thể như thế nào thì hiện tại không còn tư liệu nào ghi chép cả. Chỉ còn lý thuyết ghi lại chung chung đại khái vậy thôi. Người phá được trận Bát Quái chắc chỉ là người thời xưa, khi mà đồ hình chi tiết chưa thất lạc. Người phá được thế trận này, theo tôi nghĩ lịch sử nước nhà có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Còn chuyện bàn về Kinh Dịch ai nghĩ ra là chuyện cách đây khá lâu ,tầm 2 năm trước, hồi đó tôi thấy nhiều người cũng hùng hổ tranh cãi,xong kết luận lại,có là của ai thì cũng chỉ đến thế mà thôi. Điều quan trọng là hiện tại chúng ta đã gìn giữ và áp dụng nó như thế nào,có hiệu quả không chứ không phải là nhìn vào quá khứ và tự hào về mình. Mà thực tế đáng buồn là hiện tại di sản văn hóa này đang dần càng mai một,sách vở bậy bạ tràn lan mỗi người mỗi nhà viết 1 kiểu không biết thật giả thế nào nữa...


    Cảm nghĩ của bạn Hino

    Chuyện tâm linh là có thật và không thể bàn cãi, chẳng qua dư luận cũng như những ai quan tâm muốn một câu giải thích chi tiết hơn, xác đáng hơn.

    Thiết nghĩ bởi vì đây là một sự kiện mang tính lịch sử, chưa thể lý giải.
    Hino đã hỏi 1 người, người này nếu nói ra mọi người chắc không tin, trưởng ban ngoại cảm việt nam. Và câu trả lời là Đó là thuộc về phạm trù lịch sử, nếu nói ra thì ta cũng không hiểu.
    Vì đó là giao của 3 con sông, và là 1 trấn ải quan trọng của Đại La từ thời xưa.
    Như ta đã biết, những địa danh mang tính chất lịch sử và hào hùng như vậy, xưa kia biết bao con người đã đổ máu và hi sinh tại nơi đây, cần phải đc trân trọng và Nhà nước nên ghi nhận di tích và tu tạo. Tiếc thay, biết bao nhà lãnh đạo của Hà nội lên nắm quyền đều không làm đc điều này, mặt khác họ lại còn san lấp để lấy đất cho dân ở... Di tích đã dần dần bị mai một và mất đi.
    Và cái đền thờ ở đó thực chất là đã bị di dời.

    Trong 3 nhánh sông hoà làm 1 đó, 1 nhánh tựa như Rồng bơi, 2 nhánh còn lại tựa như Hổ phục. Và chúng ta đã phá vỡ nó, lại không tôn thờ theo đúng nghĩa. Thiết nghĩ đó cũng là sự trừng phạt của thế giới bên kia, bởi nếu k xảy ra những chuyện thương tâm xung quanh những người liên đới tới công trình thì làm sao chúng ta lại phải nghiên cứu lại về di tích này và hiểu rõ giá trị của nó. Và nếu k có những chuyện như vậy liệu chúng ta có biết đc điều này k, và một di tích như vậy sẽ bị lãng quên theo time không?
    Hino nghĩ sự việc xảy ra như vậy cốt là để giữ lại di tích lịch sử và mong chúng ta phục hồi lại nó đúng như giá trị thật của nó.
    Đó là những gì bề nổi chúng ta thấy, còn lại thì chuyện tâm linh khó lý giải...
    Những con người trần mắt thịt chúng ta k có khả năng hiểu đc điều đó, chỉ chờ thời gian khi có những bậc cao nhân, cao tay nghiên cứu và cho chúng ta biết mà thôi.

    Nguồn : updatesofts. Tui xin nhắc lại lần nữa là tui đã ghi rõ nguồn. Các bài viết tui pót lên đên đều có đề tên tác giả đàng hoàng. Kỳ trước do tui không biết là ai viết do mượn nick gì đó nên không ghi thôi.



    ( theo stoneiidiot-ttvnol.com)
     
  16. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Đây là thông tin về nguồn gốc những bài báo được scan trong topic.

    Tổng biên tập : Trần Đình Khai ... Phó Tổng biên tập Phạm Xuân Chiến - Vũ Diệu.
    Thư kí báo Bảo Vệ pháp luật cuối tuần : Trần Việt Dũng.
    Văn phòng báo Bảo Vệ pháp luật cuối tuần : B45 - tổ 58 - Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội.
    Điện thoại : 047687873 - 04.7687980 ; Fax : 04.7687874 ; Email : baobvplct@gmail.com . VP phát hành phía Bắc : 35 Ngõ Huyện - Hà Nội , ĐT : 04.8246434. Phát hành phía Nam : ĐT : 08.8393249. Giấy phép xuất bản số 588/GP-SĐBS ngày 31-12-2004 của bộ VHTT. Giấy phéo bổ xung số 1510/BC ngày 22-12-2006.
    In tại nhà in báo Nhân Dân Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.
     
  17. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Nội dung này xin được trích từ trang ttvnol.com phần nhân điện, tác giả là các bác lamtuocvy,KedohoixuDoai,dat_mel...
    "
    lamtuocvy
    Nhà cháu "gãi vzô chô ngứa" của nhà bác "gió nhớn" tí nha ! Cái vzụ nầy chắc chắn nhà bác đã đọc báo tùm lum ta la rồi, dưng mà muốn đưa lên đây để kiểm chứng hả ! Hê hê hê....
    Nhà cháu chửa biết nhiều các vzụ trấn yểm ở nước ta cho lắm. Dưng có 2 vzụ nhà cháu cũng nắm được chút xíu : vzụ trấn Tây Thăng long thành và vzụ Tháp Rùa hồ Gươm. Nhà cháu ở đây có chi tiết thì được tường thuật lại, có chi tiết thì được chứng kiến, và có chi tiết thì theo truyền thuyết thời @ ... Nhà cháu sẽ "thũng thẵng" kể hầu các nhà bác !
    Trấn Tây Thăng long thành, nói về vị trí địa lý là ở đoạn sông Kim Ngưu phía tây thành, gần đền Voi Phục. Các nhà bác vẫn nghe nói vzìa "Thăng long Tứ trấn" thì đền Voi Phục chính là Trấn Tây, thờ Linh Lang đại vương, một ông Hoàng nhà Lý...
    Chả là ngày ấy T.p. Hà nội có dự án Thoát nước (giai đoạn I) xài tiền từ nguồn vốn ODA (cũng như nhiều đô thị khác đã và đang làm). Trong dự án đó có vziệc nạo vét kè bờ các dòng sông trong thành phố, ở các khúc khác thì "nỏ" mần chi, dưng đến khúc "Trấn Tây" này thì gặp chuyện. Sau khi be bờ tát nước, vét bùn một chút thì đáy sông lộ ra một đám cọc đóng thẳng đứng dưới lòng sông, mỗi cái cọc có bề hoành chừng hơn gang tay. Có tám cụm, mỗi cụm bảy cái xếp theo hình thất tinh (hình chòm sao Đại hùng), tám cụm cọc ấy xếp theo hình bát quải. Cái hình nhà bác Quốc "đầu râu tóc trắng" chụp bằng ĐTDĐ dưng mà rõ nét ra phết. Chuyện vzậy cũng chẳng có chi đáng nói, dưng mà mấy cha BQL lại quyết định cho nhổ đám cọc đó lên để thông lòng sông. Réc rối bắt dầu từ đây. Mấy cái cọc đó "bự" cũng chẳng "bự" lắm, dưng mà sức người thì "mần răng" mà lay nổi. Bởi vzậy mấy chả mới điều cái máy xúc tới, khi cái máy thứ nhất leo xuống tới nơi thì "phịch... phịch... ử... ử..." chết máy rồi không có cách chi làm "sống" lại tại đó được. Mấy chả chê cái máy đó cũ wuá, hổng mần nổi... Cái máy thứ 2 ngon hơn được điều tới kéo cái máy cũ lên... Khơ khơ... cái máy cũ dze lên mặt đường được đám thợ lái và sửa nhào vzô kiểm tra rồi thử đề lại, mới chạm vzô nút đề một hai cái nó liền "phạch, phạch" mấy cái rồi rồ lên ngon lành như chưa từng chuyện gì xảy ra vzậy ! Rồi thấy mấy chả thử gầu thử xích tùm lum hổng thấy có cái chi, ánh nắng chiều tà rọi vzô thành xe làm mấy chữ KOMATSHƯ nổi rõ...
    (Nhà cháu đói wuá đi ăn đã, các nhà bác chờ chút nha)

    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Nhà cháu lại xin "gãi" tiếp cho nhà bác "gió nhớn" nha !
    ...
    Còn cái máy xúc thứ hai, sau khi kéo được cái máy thứ nhất lên, mới trở lại đến triền sông, vừa kịp chúc đầu để xuống đã... "ử... ử..." chết ngắc, và... trôi tuột xuống đáy sông. Lại thầy thợ tiếp tục mà cũng hổng mần cách chi cho máy nổ lại được. Cha con "gwuýnh wuá" liền điều tiếp một cái máy xúc gần như "mới cảo" tới. Sau khi kéo được cái máy thứ hai lên bờ sông thì cái máy xúc thuộc loại "mới cảo" đó cũng chết máy tiếp... Và tất cả mấy cái máy xúc đó cứ dze ra khỏi bờ sông chừng 5 chục thước lại nổ ngon lành. Kỳ ghê ha !...
    Sau đó những chuyện vzìa "bề nổi" dư các nhà bác đã đọc báo thấy rùi... Nhà bác "gió nhớn" kiếm giúp bà con cái đường link để tham khảo cái coi. Nhà cháu cái vzụ "link liếc" đó dốt "một cây" !?!
    Còn những gì ở bề "chìm chìm" một chút, nói vzìa chuyện của mấy thầy "chập chập cheng cheng" và sự liên quan tới Thượng tọa Thích Viên Thành thì lần tới nhà cháu lại kể hầu các nhà bác !

    Trích từ bài của dungwind viết lúc 10:19 ngày 13/11/2006:
    --------------------------------------------------------------------------------

    chào bác Xứ Đoài: nhìn mấy cái phong thuỷ và trấn yểm mới thấy con người mình không là gì cả...
    Mi Thao Son
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nhà bác nói vzậy mới đúng phân nửa ! Việc trấn yểm chỉ là một trong rất chi là nhiều động tác của món phong thủy mà thui ! Người ta muốn trấn yểm cái chi cũng phải dựa vzô các nguyên lý và nguyên tắc của phong thủy.
    Và vzới con người bình thường thì chuyện đó là cả một vzấn đề wuá ư là "gwuyền bí", sức người hổng có cách chi mà mần được !... Lại nữa, là chuyện rất chi là khó tin, bởi vzụ đó hổng "bốc bỏ vzô miệng được" !...
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Nhà cháu lại xin tiếp cái "thứ" của nhà bác "gió nhớn" khơi mào nha !
    ... Những chi tiết tiếp theo này hầu như chỉ được các báo lướt rất chi là nhẹ mà hổng dám cụ tỉ.
    ... Chuyện ba cái máy hổng hoạt động được tại một vị trí đã đến tai Thành phố. Trong khi đó có một số công nhân của VIC mần việc ở đó có hiện tượng "dính đòn" (điều này các báo cũng có đề cập, những mỗi ông nói một phách), người thì bị trực tiếp, người thì gián tiếp hoặc người nhà... cho nên nẩy sinh tâm lý "gwoang mang" không dám đến làm việc ở đó.
    Chả biết các "gwuan chức" bàn soạn cách chi, dưng sau đó thấy có các "ông thầy" tới mần chuyện; có người tới chưa kịp mần gì đã "té xỉu", có người tới mới "lập đàn" xong thì một trận gió lốc nhỏ bất ngờ kéo sập "đàn tế", có người tới "chập chập cheng cheng" một hồi sau đó nói là "mần hổng nổi, tha cho thầy vzìa thui", khi ổng vzìa tới nhà là đổ bịnh, hên là sau đó hết bịnh hổng có sao, cũng có thầy tới ngó rùi lắc đầu xin vzọt lẹ...
    Tới khi gần chót thì Thượng tọa Thích Viên Thành được mời vzô cuộc. Thầy chùa đó cho đệ tử lập đàn 7 ngày 7đêm, và tới ngày thứ 7 thì ổng xuất hiện "chung đàn". Nhà cháu nghe mấy cha BQL kể lợi bữa đó trời hổng có có giông gió chi lớn. Nhưng chẳng hiểu sao khi kết thúc lại thấy thầy chùa TVT lảo đảo đi vzìa chiếc Mercedet của mình leo lên và hối tài xế vzọt lẹ... Sau đó 7 ngày thì có tin Thượng tọa Thích Viên Thành đã nhập Nhà thương Bạch Mai tại khoa Điều trị tích cực với chứng trạng suy tim độ 4. Sau đó nhà cháu được nghe đốc-tờ Bình Trưởng khoa ĐTTC cho hay trường hợp này hi hữu, trước nay chưa từng gặp; khi vzô thì là "suy tim", sau mấy bữa điều trị ngon lành lại thấy dính "phù phổi cấp", rồi tới "suy thận cấp", rồi "gan cổ chướng", và cuối cùng là "viêm tụy cấp". Nghĩa là cứ điều trị xong vzụ này, được mấy bữa lại sanh ra cái khác, ác liệt hổng kém; mà vzụ "viêm tụy" nầy xảy ra cực kỳ nhanh. Theo như đốc-tờ Bình thì chiều bữa trước còn thấy mọi chuyện tiến triển ngon lành, vzậy mà sáng bữa sau "tụy" đã "bể" rùi, hổng còn cách chi để cứu kịp. Mà khoa ĐTTC Bạch Mai vốn dĩ là nơi có Tây Y thuật cao thâm. Tính từ khi "lập đàn" đến khi thầy chùa đáng kính đó trút hơi thở cuối cùng đúng 100 ngày... Kỳ đó nhà cháu cũng có người nhà nằm tại nhà thương Bạch Mai, nên cũng có wuan hệ với mấy đốc-tờ đầu ngành, vzậy mới nghe được chút đỉnh.
    Trong giới "tâm linh" thì thầy chùa TVT được biết tới là một đại sư dòng Tiniđalưuchi có công pháp cực kỳ cao thâm, có thể nói là mần chi được nấy, ban phát ân huệ rộng khắp. Để được truyền "y bát" thì ngoài ổng chắc hổng có ai, dưng cũng hổng biết tại sao mà ổng đâu có được truyền "y bát" của dòng Thiền này ở ta ...
    Bữa khác nhà cháu sẽ hầu chuyện các nhà bác vzìa kết cục của vzụ nầy, rồi những kiến giải của giới tâm linh và mấy chi tiết được nhà bác Quốc "đầu ria tóc trắng" cho nghe.
    Ủa ! Mà hổng thấy nhà bác "gió nhớn" "đâm thoọc" chi vzìa vzụ nầy hè ! Mà sao nhà bác lại đưa cái đường link đó nó hổng khách wuan mà mất tập trung ! Topic đó cũng hay nhưng minh mông wuá ! Nhà bác kiếm cho bà con các đường link trên các báo thì hạp lý hơn.
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Nhà cháu xin hầu chuyện tiếp các nhà bác nha !
    Trước hết xin các nhà bác nghe những gì nhà bác Quốc "đầu ria tóc trắng" kể lại :
    ...Gỗ ở dưới đáy sông đó bằng vàng tâm. Khi mang đi thử C14 được biết rằng niên đại khi được đóng xuống lòng sông là năm 1009.
    Cách yểm trấn đó không phải là cách của mấy chú Chiệc thường làm. Sau khi có tham khảo, so sánh thì xác định được đó là cách yểm trấn của các pháp sư dòng Thiền Tiniđalưuchi, và dòng này có ti tỉ cách yểm trấn, tùy theo từng mục đích cụ thể. Cụ tỉ ở đó là gọi là kiểu yểm trấn "An bang định quốc". Thăng long thành có tứ trấn thì mỗi nơi đều có cách "yểm trấn" khác nhau, và mỗi trấn có một "chủ trấn". Tất cả những điều đó điều liên quan đến tâm linh và vận số của quốc gia và các vua chúa và quần thần...
    Trên báo chí thì không dám cụ tỉ nhưng bóng gió là do đám Khựa yểm từ thời Cao Biền. Dưng thực ra đó cũng là một cách tuyên truyền để cho dân ta cảnh giác cao độ mà thôi.
    Dòng Thiền Tìniđalưuchi là một phân nhánh của dòng Duyên Giác từ sau khi "Tập kết kinh điển lần thứ nhất" ở Ceylon (Sri Lanka ngày nay). Người ta đôi khi lầm tưởng là dòng Thiền Tìniđalưuchi là xuất phát từ Lạt ma giáo Tây tạng, nhưng thực ra dòng Thiền ấy lại vòng qua Đông Nam Á (Đại Việt và một số lân bang) rồi mới lên Tây Tạng. Trước khi "diện bích 9 năm" ở Thiếu Lâm tự thì Đạt Ma sư tổ đã vòng qua Luy Lâu(*) rồi mới đến Trung thổ...
    Nhà cháu "vòng vo Tam quốc" như thế chỉ muốn nói lên rằng, chuyện trấn yểm thì dân Đại Việt cũng không phải là "gà mờ", chẳng qua không muốn "lạm dụng" vì "đức hiếu sinh của đạo Mẫu" mà thôi ! Đây mới là gốc của vzấn đề ở chuyện Trấn Tây Thăng long thành vừa wua !
    Bữa khác nhà cháu sẽ kể hầu các nhà bác về "truyền thuyết thời @" hay là kiến giải và cách xử lý của giới tâm linh bi giờ !
    (*) Luy Lâu : thủ phủ của văn hóa, kinh tế, chính trị; trong đó có cả Phật giáo, của Đại Việt từ trước thời "ngàn năm Bắc thuộc"
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Nhà bác "gió nhớn" lại lần nữa "trù ẻo" nhà cháu đó nha ! Đừng để nhà cháu "nổi xung" trù ẻo lợi thì nằm bên cạnh vợ vẫn "mắc cục" đó nha !
    Nhơn dịp Hiến chương QT Nhà giáo và cấm đường cho APEC, anh em nhà cháu đi Côn-sơn mấy bữa, thành ra "hổng" có chỗ vzô mạng được ! Biết các nhà bác "nôn" vzụ "truyền thuyết thời @" dưng mà hổng biết cách chi mà mần. Rất chi là cảm phiền nha !
    ... Trước đó bằng sức người thì mấy tay công nhân của VIC cũng đã lay được một cái cọc vàng tâm ở dưới sông lên rùi. Dưng mà thấy mần thủ công cực wuá mới đề nghị xài máy, và có vzụ ba cái máy đã nói tới. Cũng chính vì vậy mà hầu như toàn bộ nhóm công nhân đó và tay đội trưởng đều bị "dính đòn", trực tiếp hoặc gián tiếp...
    Sau khi trường hợp thầy chùa TVT "bể hụi", thì thành phố HN thấy "qwuýnh" ! Đại sư Mật tông giỏi nhứt mà còn "ăn đòn" thì có ai dám dám "dính vzô" nữa đây !?! Miết tới cuối cùng thì theo gợi ý của vị trong giới TL thì phải cầu đến "chủ trấn" thì mới giải quyết được. Thế là cha con lại lục tục kéo nhau tới đền Voi phục, dưng rồi cứ "chập chập cheng cheng", "đầu chổng xuống đít chổng lên" hoài mà chẳng thấy Ngài "hiển thánh phán truyền" cái gì cả ! Tất cả thầy thợ vừa qwuýnh" vừa "hoảng tam tinh" chạy vzìa ăn vạ cái vị gợi ý kia ! Vị đó buộc lòng phải "giao lưu" với Linh Lang đại vương.
    Chả biết là vị ấy "giao" cái chi và "lưu" cái gì. Sau đó thấy có một vài động tác nhưng chẳng thấy phải "chập chập cheng cheng" gì cả, cũng chẳng thấy nhang khói chi nữa ! Trong đó có một động tác là mang cái cọc ấy trở lại đáy sông. "Nghe Tây nó đồn rằng" cái cọc ấy mang vzìa chỗ mới thả lại lỗ cũ mà nó liền trôi tụt xuống, chẳng phải đóng một nhát búa nào, mà cứng ngắc cứ như là chưa bao giờ bị nhắc lên cả...
    ... Theo "truyền thuyết thời @" thì đó là một trong các trận trấn yểm của Vạn Hạnh thiền sư, dọn ổ sẵn cho đứa con "tinh thần" của mình là Vương triều Lý sẽ dời đô về Thăng Long. Công việc được tiến hành trước đó khoảng 1 năm... Vạn Hạnh thiền sư chính là Tổ sư đời thứ 3 hay thứ 5 gì đó của dòng Thiền Tìniđalưuchi tại Đại Việt; dòng thiền ấy đến bây giờ người ta cứ bị gọi là dòng Mật tông. Cũng ở thời nhà Lý dòng thiền này còn có một vị được truyền y bát là Đạo Hạnh thiền sư (hoà thượng Từ Đạo Hạnh). Trường hợp của thầy chùa TVT thì cũng theo truyền thuyết này là bị "Tổ vật". Trận trấn yểm ở trấn Tây thành là trận "An bang định quốc", ấy vậy mà thầy chùa ấy lại muốn thể hiện pháp lực của mình, định nhổ bật nó lên thì bị "Tổ vật" là đương nhiên rùi !
    Sẽ có người hỏi rằng "nghe nói thầy chùa TVT pháp lực cao lắm mà sao lại không biết là đồ của Tổ mình" rồi lại giải trật lất dư vzậy ? Nhà cháu cũng đã từng "théc méc" như rứa, dưng lại bị hỏi ngược lại rằng : đã từng vzô "tịnh thất" của thày chùa đó, đã từng thấy thày chùa đó sở hữu 02 cái Merc. "xế hộp", đã từng biết tài khoản của thầy chùa đó ở Vietcombank có số dư mấy triệu USD... mà còn hỏi thế à !?!.v.v... và v.v... Đúng vzậy, tịnh thất của thày chùa ấy ở chùa Thày còn "giản dị" hơn cả nhà sàn Bác Hồ; toàn bộ là gỗ, cột có bề hoành 20-30cm, mái cong mái vẩy, sơn son thiếp vàng, cao ráo thoáng đãng, đông ấm hè mát... Túm lại là tiện nghi cực kỳ. Còn hai cái Merc. xế hộp ấy nghe nói là do các Phật tử ở ngoại quốc "biếu tặng", còn tài khoản kia cũng được nghe giải thích rằng là do "con Phật" ở toàn thế giới "công đức để duy trì Phật sự" ở đâu đó. Tất nhiên, hành sử của thày chùa ấy nhà cháu cũng đã từng được "văn kỳ thanh", sự ban phát ân huệ cũng nhiều. Sau khi suy ngẫm lại thì loanh quanh lại rơi vào mấy chữ "tâm đạo, nghiệp chướng" mà thôi. Và "truyền thuyết thời @" kết luận rằng thày chùa TVT do thái quá trong việc sử dụng pháp lực có đá thêm tí chút "nhất độc"(*), nên bị "ám tâm" mà sinh ra "mờ mắt" như vzậy. Sau đó khi nhà cháu vzìa wuê lại còn nghe được là Thượng tọa sư huynh ngành trên của thày chùa TVT đã khuyên là không nên làm việc đó nhưng đã không được lắng nghe. Đúng là nghiệp chướng và tâm đạo !
    Thời điểm đó cũng là kỳ chuẩn bị "đại hội nhớn". Nhà cháu được nghe lỏm ở "truyền thuyết thời @" là nếu như mọi sự của quốc gia dân tộc được yên ổn trong thời gian đó thì đã là sự may mắn lắm lắm rồi. Và nếu qua được thì sẽ có cơ phát triển. Quả tình đến giờ là như vzậy. Cũng tự hào cho dòng giống Lạc Hồng chúng ta...
    (*)Theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh muốn tu tâm phải loại trừ tam độc "tham, sân, si". Ở đây thày chùa ấy mắc cái vzụ THAM PHÁP
    Nhà cháu xin tạm thời kết thúc "truyền thuyết thời @" ở đây ! Xin hẹn các nhà bác đến lấn tới sẽ kể về chuyện Tháp Rùa.
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Xin cáo lỗi cùng các nhà bác ! Wuả tình là cuối năm nhà cháu "tối tăm mặt mũi" lại, chứ hổng có ý chi là để các nhà bác "xơi món mầm đá" đâu ! Hì hì !
    Dư trước đây nhà cháu đã có lần nhờ vả, nhà bác nào có rảnh thì kể trước chuyện nhà Bá hộ Kim ở Thăng long, thì nhà cháu đỡ phải nói nhều....
    Nói chuyện yểm trấn ở Tháp Rùa Thăng long thì chỉ một vài câu là hết chuyện, dưng mà dư rứa lại làm các nhà bác "mất hứng", nên phải "bắt đầu từ lúc con tằm nó nhả tơ" !?!...
    Ở đây chắc là tất cả các nhà bác chí ít đã từng nghe nói hoặc đã đọc dở hay đọc hết cuốn tiểu thuyết LỀU CHÕNG của Nguyễn Công Hoan (Nhà cháu đọc lâu wuá rùi, cũng không nhớ chi tiết, chỉ còn đại khái thui) !?! Cuốn đó là Nguyễn "sếng sáng" muốn nói vzìa sự suy tàn của Nho học thời xưa ở nước ta, dưng trong cái khúc "vzăn tả kiểng" thì Nguyễn "sếng sáng" lại lấy một tình tiết có thật ở Thăng long vào thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đó là câu chuyện vzìa nhà Bá hộ Kim...
    Bi giờ nhà cháu mới tới khúc "...dệt lụa để may áo...".
    Nhà Bá hộ Kim là một gia đình buôn bán lớn ở Thăng long thành hồi bấy giờ, bao quát nhiều mặt hàng, trong có cả giấy bút mực cho học trò, mà những thứ dành cho học trò ấy toàn là đồ xịn đương thời. Chuyện vzậy thì chả có chi để nói nhều. Dưng nhà đó lại có một cô con gái "đến tuần cập kê", nhan sắc cũng ở bậc trung cao; bị cái nhà cũng dư giả nên ông Bá hộ cũng có cho con gái theo đòi "bút nghiên" tí chút. Khổ nỗi là cô gái rượu của ông Bá hộ cũng kha khá là "làu thông kinh sử", đủ tài để đấu hót với đám sĩ tử hàng huyện. Chết cái là tánh cô "khí hợm"; hợm tài, hợm của. Vzậy cho nên mới có chuyện gây "bức thúc" cho đám sỹ tử cái thời "trường Nam thi lẫn vzới trường Hà"... Chuyện ông Bá hộ cho con gái rượu ra bán giấy bút mực chỉ là cái cớ, mà chủ yếu là để "câu" lấy anh tài trong đám "dài lưng tốn vzải, ăn no lại nằm"... Chuyện là khi sĩ tử vzô hàng cô mua đồ, bị cô ra văn thơ, đối, phú,... để thử tài. Nếu ai "chọi" lại được cô thì có bán rất rẻ, thậm chí có trường hợp còn cho không; dưng mà ai không "đối đáp" lại được thì cô bán "cắt cổ", và đã vzô hàng cô thì không mua thì không ra được; bởi bên cạnh cô lại có một đám "người ăn kẻ ở" có bản mặt như "lục lâm thảo khấu". Bởi thể lệ đã có trước, nên không ít các chàng trong đám sĩ tử "đành ngậm bồ hòn làm ngọt"...
    Nhà cháu chuyển sang cái mục "...cụ mặc áo và ăn thuốc..." nha !!!
    ...Bởi nhều sĩ tử đâu có muốn vzướng vzô mồi câu của cha con ông Bá hộ, dưng mà từ nhà wuê ra "lạng quạng" nghe nói có đồ xịn mới lạc chân vzô... mà mắc hợm !... Thành ra rùi một đồn mười, mười đồn trăm; cha con ông Bá hộ nên người "lổi" tiếng... tệ !
    Chuẩn bị tới hồi gay cấn nha ! Là khúc "...cụ ăn thuốc để tàn lửa rơi xuống..."
    ...Ngoài chuyện "câu rể anh tài", nhà Bá hộ Kim còn tham vzọng lớn hơn nhều. Nghe nói Tháp Rùa ở Hồ Gươm chính là một huyệt đất thiêng phát phú phát quí lâu dài, nên ông Bá hộ mới bí mật mướn thầy chạy thợ để cải táng hài cốt tam đại nhà mình vzô đó... Dưng chả hiểu là ông đặt hài cốt vzô đó từ khi nào, mà trong một đêm có mưa to gió nhớn người ta phát hiện thấy tiểu cốt bị bật lộ lên. Chuyện này kinh động đến hàng phố. Nhà ông Bá hộ vzốn dĩ đã không được lòng thiên hạ, cho nên chuyện "động trời" đó khó có thể dấu giếm được... Vzậy là bàn dân thiên hạ hè nhau ra vác đám tiểu cốt đó vzụt xuống sông Hồng... Từ đó trở đi chẳng thấy sĩ tử nào "héo lánh" đến hàng cô gái rượu nhà ông Bá hộ nữa,... Chuyện nhà Bá hộ Kim "lụn bại" dư thế nào thì còn dài dài (nhà bác nào muốn rõ thì cứ Lều Chõng mà đọc)...
    Bi giờ tới khúc "cháy áo" đây !
    Theo truyền thuyết thời xưa và thời "...đào tận gốc trốc tận rễ" thì huyệt đất ở chân Tháp Rùa đó cực kỳ "quái thủ". Việc yểm trấn ở đó người ta gọi là "yểm kép", nghĩa là yểm cả âm lẫn dương, mà dương là chính; thường thì người ta yểm âm, kiểu yểm kép này lại lấy dương làm chính. Kiểu yểm nầy cực kỳ khó giải. Tương truyền rằng việc yểm này được thực hiện từ thời Cao Biền. Việc nầy cũng là "giọt nước tràn ly" của một thời "ngàn năm Bắc thuộc"... Theo "huyền sử" thì cho đến thời Lê sơ, Hành khiển Nguyễn Trãi đã đề nghị Thượng thư Hoàng Phúc (vốn là một nhà phong thủy địa lý cực kỳ cao thâm) thực hiện và chỉ dẫn cách giải, nhưng Hoàng Phúc cũng không đủ tâm-phúc để giải nổi. "Huyền sử" có chép lại câu chuyện trao đổi giữa người cứu mạng và kẻ thụ ơn; Thượng thư Hoàng Phúc bộc bạch vzới Hành khiển Nguyễn Trãi rằng : "Ngài có ơn giữ lại mạng sống cho hạ chức, tất nhiên là phải kèm theo dâng nạp di thư của Cao Biền, nhưng chuyện này hạ chức chưa đủ phúc-lực và tâm-đạo để thực hiện. Cách thức thì hạ chức cũng chỉ thuộc lòng trong cổ thư mà chép lại thôi. Xem ra tâm-đạo để thực hiện chuyện này bây giờ chỉ có Ngài và quan Tư đồ họ Trần là có đủ. Nhưng hỡi ôi ! Kể cả Ngài và quan Tư đồ cũng phải may mắn lắm mới lưu tồn được huyết thống... Hạ chức không dám lộng ngôn thêm gì nữa. Mong Ngài đại xá cho. Trên đây hoàn toàn là những lời phế phủ của hạ chức cả."... Và lịch sử sau đó diễn ra thế nào thì các nhà bác ở đây chắc là đều rành cả...
    Và chuyện giải yểm trấn ở Tháp Rùa lắng đi một thời gian dài. Sự huyền bí và đau đáu của nó thì vzẫn truyền từ đời này sang đời khác trong giới tâm linh nước ta...
    Mãi cho đến gần thời @...
    (Các nhà bác thông cảm nhà cháu buồn ngủ quá rùi ! Bữa khác tiếp nha !?!)
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Nhà cháu xin phép các nhà bác để tiếp tục vzìa "truyền thuyết thời @" !
    Vào thời điểm đất nước ta trên đà cải tổ kinh tế và phục hồi vzăn hóa cho "đậm đà bản sắc dzân tộc", Hà nội cũng có tiến trình dư vzậy.
    Cái "bản sắc dân tộc" ấy nói chung đáng nhẽ ra phải để nó "rêu phong" mà ngâm cứu thì mới thấy hết sự sâu sắc và có truyền thống riêng. Dưng chả hiểu sao người ta lại cứ thích phải tân trang nó lại. Cho nên cũng nhều cảnh "trớ trêu", nhẽ ra khi ngâm cứu vzìa phương Đông thì phải lấy con mắt nhìn của phương Đông mà soi mà rọi, dưng chả ít người lại mang luôn "cặp kiếng" Tây balô mà dòm, cho nên mới sinh ra lắm cái "lộ vzăn cộ"...
    Ngày đó Nhạc sĩ Vĩnh Cát còn làm Giám đốc sở Văn hóa, nên ông cũng là người ký duyệt cái chuyện "tân trang" Tháp Rùa. Tiếp theo là người ta tiến hành đục tẩy toàn bộ lớp vữa trát cũ có "rêu phong" của thời gian mà trát lại hoàn toàn mới, phục chế bồi đắp thêm những trang trí hoa văn vốn có của Tháp.
    Chuyện vzậy thì cũng đâu có gì để nói, dưng sau đó thì có chuyện sảy ra với đám thầy thợ thực thi vzụ "tân trang" đó. Hầu hết đám công nhân và lãnh đội trực tiếp thi công phục chế Tháp Rùa kỳ đó mỗi người một kiểu đều "dính" một thứ "tai bay vzạ gió", người thì kiểu nọ kẻ thì kiểu kia, trực tiếp có, gián tiếp có. Chỉ may một điều là không có mạng người nào phải chấm dứt cả. Có chăng là một vài vzụ tai nạn chảy máu, hoặc một vài trường hợp bệnh tật đến mức phải "động dao động kéo" mà thôi. Ngay bản thân GĐ Vĩnh Cát sau khi khánh thành Tháp Rùa tân trang một thời gian không ngắn thì cũng phải "hạ cánh an toàn" sớm vì một lý do rất chi là "ất ơ".
    Thật là xui xẻo cho một số người đó, nhưng lại là sự hân hoan và thở phào nhẹ nhõm của giới TL nước ta !?! Sao lại có sự "phản cảm" dư vzậy ?
    Theo "truyền thuyết thời @" thì việc yểm trấn ở Tháp Rùa đó muốn phá giải phải xử lý ở lớp vữa trát tường đó. Nhưng các đại sư nhều thời hổng dám rớ vzô vì nếu chơi thì dứt khoát phải có "hình nhơn thế mạng", mà máu tươi phải đổ thì mới hiệu nghiệm. Nhưng vzì "đức hiếu sinh" nên không một thế hệ nào muốn thực thi vziệc đó cả.
    Tới nay, có lẽ do vzận hội của nước nhà và nghiệp quả của những người "số đen" nói trên nên "tự dưng" lại phá giải được cái "đinh găm vào da thịt" đất nước có từ bao đời đó. Giải quyết được một mối hiểm họa truyền đời của dân tộc. Cái "vzận hội" ấy vzô tình mà hữu ý để cho những người con dân "vzô sư vzô sách" của mình làm được một việc mà bao đời nay chưa một ai có đủ khả năng "đánh bạc" với quyền năng của mình để làm !
    Lại theo "truyền thuyết thời @" thì sở dĩ tiểu cốt nhà Bá hộ Kim bị bật tung lên là do pháp lực của việc yểm trấn đó chớ theo logic thông thường thì ai biết mà đào lên. Đồng thời do phúc phần và tâm đức nhà Bá hộ Kim chưa đủ để vzừa giải được yểm trấn cũ và đặt yểm trấn mới, cho nên mới có chuyện dư đã nghe.
    Cũng theo "truyền thuyết thời @", sau khi Tháp Rùa được tân trang khoảng 100 ngày thì dòng họ Đường ở bên Tàu xảy ra chuyện giai đinh từ 7 tuổi tới 60 cứ lần lượt "ra đi" trong khoảng cách thời gian cứ khoảng 49 ngày đến 3 tháng một người, thậm chí là có ngày vài ba người đi; mà lý do ra đi thì cũng "bất đắc kỳ tử". Việc đó kéo dài khoảng 6-7 năm gì đó...
    Nói vzìa vzận hội nước nhà thì từ ngày đó đến nay mọi sự có chiều phát triển. Duy chỉ có chuyện phong hóa là có chiều đi xuống, dưng điều này là nghiệp quả nhỡn tiền của những cá nhân hoặc của một nhóm người có ảnh hưởng, chứ không phải do tiến trình đất nước bị thụt lùi... Cứ nhìn nét mặt Hồ Cầm Đào trong Hội nghị APEC trước sự kiện Mỹ và Nga ký hiệp định Thương mại song phương tại Việt nam, và sự kiện Jhon Houwork đi bộ buổi sáng ở Hồ Gươm cũng phản ánh phần nào chuyện đó !...
    ...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ...
    Trích từ bài của hoadao_vnn viết lúc 20:46 ngày 14/04/2007: Ta lại way vìa từ thời Vạn Hạnh thiền sư. Đúng là thiền sư đáng kính này đã đi vìa Thăng Long trước "đứa con cưng" của mình rất nhiều. Thiền sư đã xem xét đã cân nhấc và cuối cùng cũng đã chọn lựa xong. Cái kết quả ra đời là cái trận "an bang định quốc" đó. Chuyện có vậy thì chả có gì để mà nói. Cũng chả có gì phải bàn, và nếu chỉ có vậy thì bây giờ ta cũng chả có gì để mà kể cho các bác nghe về các chiến tích của máy xúc máy ủi... cả
    Cái trận đó chỉ là một "yếu tố" trong một "ma trận phức hơp" mừ thôi, còn còn rất nhiều cái khác nữa. Đại loại là các con đường từ tâm linh, quân sự, chính trị, văn hoá, kinh tế... từ ngoài đổ vào Thăng Long đều phải đi qua ít nhất một trong các trận đó. Và theo một nghĩa thông thường thì khi người "lân bang" đi qua đó chơi mà lại còn đòi "táy máy" thì "xác" được đi qua còn "hồn" để lại đó cho vui. Chính vì tính chất "quá ư là thâm cùng" đó mà đã có một chuyện xảy ra.
    Cái trận đó chỉ toàn là các cọc gỗ đuợc mô tả rất chi là chi tiết bởi bác Đoài. Những cọc gỗ đó là phần thực còn phần không thực thì không thể dùng để cho mắt thường dòm thấy được. Nếu một mình thiền sư Vạn Hạnh mần vụ đó thì chả có chi mà nói. Sông Tô Lịch bây giờ đẹp tha hồ cho Kun đưa người yêu ra mà hun hít. Thế dưng lúc đó thiền sư lại đi cùng một "phái đoàn" bao gồm nhiều người "thân cận" mà hầu hết họ đều là "tâm phúc" của thiền sư. Nhưng mọi cái bắt đầu từ đó và e rằng đó cũng là cái duyên và cái nghiệp của Đại Việt ta vậy. Trong những người thân cận đi cùng đó có một người được giao một nhiệm vụ đặc biệt là "trấn giữ một cái cọc" (chính là cái cọc bị lung lay mà bác Đoài đã mô tả). Cái cọc đó chỉ quan trọng thứ hai tất nhiên là cái quan trọng nhất do thiền sư Vạn Hạnh nắm giữ.
    Lại kể thêm về người "quan trọng thứ 2" đó một chút. Người này vốn xuất thân từ phương Bắc, là một người "có ăn có học" được gài qua ta để học "lỏm" tinh hoa văn hoá Đại Việt. Chuyện đó "chót lòn lọt" chẳng ma quỷ nào biết dưng có một người biết là "người quan trọng thứ nhất". Người này thấy vậy nên đã ngấm ngầm "thu phục" và "thuần hoá" kẻ này. Quá cảm kích trước tâm đức cũng như tài năng người này đã nhứt tâm "quy hàng"
    Thế nhưng, cái sự đời hầu hết đều bắt nguồn từ cái thế nhưng. Nó là cái tình và cũng là cái tội. Nó không đúng cũng không sai, không phải cũng không quấy. Nó chỉ là một "nỗi buồn" mà người đời sau phải "giải quyết nó". Khi biết được cái trận đó được "thành lập" người quan trọng thứ 2 mới giấy lên một niềm lo sợ cho quê hương thân yêu của mình. Bên "Quốc" bên "Thầy" bên nào nặng hơn? Chả bên nào nặng cả. Người quan trọng thứ 2 bí mật gửi về quê hương một bản mô tả "chi tiết" về kế hoạch này đồng thời khuyên "quê hương" không nên "động binh" để rồi bỏ xác tại Thăng Long.
    Hỡi ôi, điều đó thật đau đớn. Việc làm đó trời không biết quỷ không hay nhưng một người vẫn biết. Chắc chắn người đó là người quan trọng số một rồi. Phút cuối, và không kịp thay đổi vì thời gian không cho phép, một phần là vẫn tin vào "người học trò cưng" nên mọi thứ vưỡn được tiến hành với một sự không được hoàn hảo như tính toán. Đông thời với một sự thận trọng "đáng kinh ngạc" của Vạn Hạnh thiền sư.
    Nhà cháu đói quá rồi. Ăn đã, lúc khác lại hầu thêm chuyện cho các bác
    Tình thương hóa giải hận thù

    KedohoixuDoai
    Trích từ bài của gocphuongnam viết lúc 14:42 ngày 16/04/2007:



    --------------------------------------------------------------------------------




    Vậy đoạn sông đó sao không lập thành Di tích văn hoá,lịch sử , còn sông Tô Lịch có thể chỉnh sang hướng khác .Nhưng liệu có ai biết được thành lập khu di tích lại không ảnh hưởng gì đến những người xây dựng không?Chắc lại phải nghiên cứu các bác nhỉ



    --------------------------------------------------------------------------------


    Có phải của "gia bảo" nào cũng mang ra mờ trưng bày được đâu !?! Nếu dững cái gì có thể chiềng làng thì các cụ đã mần rùi; đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, đền Đồng Cổ... đó là phần dương.
    Tứ trấn cũng có phần dương của nó: Trấn Tây là đền Voi phục, Trấn Nam là đình thờ Cao Sơn Đại vương ở làng Kim liên, Trấn Bắc là Quán Thánh, Trấn Đông là đền Bạch Mã. Còn dững cái tương tự dư ở dưới lòng lòng sông Tô Lịch gọi là phần âm. Mờ phần âm thì nó phải ở nơi u u minh minh !
    Mới đụng sơ sơ vzô đó mờ đã có một đại gia vzìa Mật tông (dòng Tìnidalưuchi) và một học giả lẫy lừng đã phải "trả quả" rùi ! Chưa kể đến dững người bị bắt buộc phải đụng chạm trực tiếp đến nó thì "thất cơ lơ vzận" !
    Thực ra đây là một bài học cho hậu thế ! Còn 3 trấn khác, nếu muốn yên ổn thì chớ có động vzô ! Phần dương có thể tôn tạo, nâng cấp, dưng nếu cố tình động vzô phần âm, nhẹ thì tán gia bại sản, nặng thì người chết, dòng tộc tuyệt duyệt... Tỉ dụ suy luận dư thế nì; cái trận ở dưới lòng sông đó có tên là "An bang định quốc" nghĩa là nó đem lợi không chỉ cho vua chúa triều thần sự yên ổn vững bền, mà thông quá đó nó còn giữ cho sự bình yên của cả một dân tộc. Nếu động vzô thì chửa cần "người chèn vật ép" mờ ngay phần linh của nó đã phản ứng rùi !
    Nhà cháu có một ông bạn (ở BQL) chỉ gián tiếp liên quan mờ cũng cục nọ u kia, chạy thầy chạy thợ mãi mới bớt được. Khổ cái ông bạn ấy của nhà cháu cũng thuộc dạng "cái gì bốc bỏ vzô miệng được thì mới tin" ! Thiện tai, thiện tai,.... tại thiên, tại thiên...!
    Ở đây có tí "bình chú" thêm với khổ chủ của đoạn thầu ấy. Khổ nỗi khổ chủ cũng thuộc dạng "cái gì bốc bỏ vzô miệng được thì mới tin" nên "vzô sư vzô sách" trong lời khấn khứa tại đó; đó đâu phải các vong hồn phiêu bạt, "họ" là người được giao trách vzụ trấn nhậm ở đó. Hạ thấp "họ" dư vzậy thì cũng không "gì" cho lắm ! Hơn nữa, lại cầu khẩn để hại người khác thì còn trời đất nào nữa. Bức xúc chuyện dương gian thì được, "mắng mèo quèo chó" "thoải con gà mái". Dưng mờ lại mần rứa trong lĩnh vực tâm linh thì thui rùi, chả thoát khỏi "lãnh quả" !
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."
    Trích từ bài của xaydung5 viết lúc 16:15 ngày 16/04/2007:



    --------------------------------------------------------------------------------






    Trích từ bài của KedohoixuDoai viết lúc 15:30 ngày 16/04/2007-]
    một học giả lẫy lừng đã phải "trả quả" rùi !
    ---------------------
    Vậy thì sau vụ khai quật đó thì trận đồ có bị hỏng không? Hiện giờ có ai đủ trình độ làm lại cái trận đồ đó hoặc hóa giải nó? (tất nhiên có thể coi đây là 1 loại “vũ khí” cực kỳ lợi hại của việt nam chẳng dại gì mà phá nó đi).



    --------------------------------------------------------------------------------


    Cái nhà bác nì hay nhở ! Đã "bẩu nà" mới đụng sơ sơ vzậy mờ đã vzậy, hóa giải nó để mờ "toi" à !
    Các nhà bác chịu khó dòm lợi mấy cái nhà cháu post vzìa "truyền thuyết thời @" !
    Chuyện có khối nhà bác "chửa sờ được, chửa dòm được chửa tin" kia kìa ! Cả một sự nghiệp trở vzìa con số 0, cả một đại gia đình tan nát, hai nhân vật nổi tiếng mãi mãi ra đi... Vzậy mờ chửa có đủ để tin đâu !?!
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."
    Trích từ bài của daiviet999 viết lúc 19:47 ngày 10/04/2007:



    --------------------------------------------------------------------------------




    Hôm nay đọc bài báo: Thánh vật ở sông Tô Lịch của báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần, trang 26 số 14 ngày 7/4/2007 thấy ghê ghê. Bác nào biết chi tiết về vj này ko? kể cho anh em biết thêm mà phòng tránh với nào!!! Không hiểu cái đoạn sông đó sau này sẽ ra sao? Không hiểu làm thế nào để hoá giải cho gia dình cái anh Nguyễn Hùng Cường đó nhỉ? Dân xây dựng mà lại ko kiêng cữ gì để đến nỗi như vậy, ai da!!! Đúng là đồng tiềng có sức cuốn hút thật.
    Thấy nói đến cả vụ thượng toạ Thích Viên Thành cũng vì muốn đem công đức cứu tai kiếp cho đám công nhân mà phải sớm về nơi Tây phương cực lạc.
    Nếu nói như bài báo vậy là bao nhiêu ma quỷ bị nhốt trong trận bát quái đó đã bị thả hết ra ngoài chỉ vì cái vụ kè sông đó vậy là khổ cho dân sinh quanh vùng rồi!!!



    --------------------------------------------------------------------------------


    Nhà bác xưa nay có tiếng là điềm đạm, dưng bữa ni lợi dẫn dắt lạc chuyện vzậy ?!!
    Vàng 1 : Nhà bác cứ nghe "Tây nó đồn" rứa mần sao mờ người khác hiểu đúng được.
    Vàng 2 : Nhà bác lại "hát theo giọng" của mấy cha "lái chữ" đang "kiếm học phí cho con" rùi ! Ngay từ thời Gia Cát Vũ hầu, các trận đồ đâu phải là chỗ để giam giữ các âm hồn. Mờ chính các âm hồn đó có trách vzụ ở các trận đồ đó !
    Tất nhiên do sự bất cẩn và "vzô sư vzô sách" của hậu thế nên chuyện xung quanh bị ảnh hưởng tất nhiên. Trong một cái hẻm đối diện bờ sông qua bên kia đường, trong năm 2006 đã có 8 người chết vzì đủ các chứng trạng.
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."

    dat_mel
    Đứt mạch quá. Nhà cháu lại xin tiếp tục hầu chuyện các bác.
    Như nhà cháu đã nói ở phần trên. Trước khi cái trận đó được dựng "đã có một tai nạn" trong nội bộ. Chính điều đó đã làm cho Vạn Hạnh thiền sư có những điều chỉnh cái trận đó ở phút cuối cùng. Đó cũng là một nguyên nhân gây ra cái trận đó "hổng giống" bất cứ một trận nào
    Sau khi bản "mật" được truyền về Phương Bắc, và một người "ôm cọc" bị dao động, các thông tin đã được một nhóm thiền sư Phương Bắc đưa ra mổ sẻ và đưa ra phương án đối phó. Bắt đầu từ đây đánh dấu một thời kỳ mà người ta gọi là "Tuyệt đỉnh thương đau"
    Nhà cháu chỉ nói sơ sơ vì không được phép nói cụ thể về thời kỳ "tuyệt đỉnh thương đau" này. Tuy nhiên cũng mong các bác hình dung là một chút sự "bi thương" của thời kỳ "tuyệt đỉnh thương đau" này.
    Sau khi ngâm cứu thật kỹ, một đối sách đã được đưa ra. Một nhóm sẽ được đưa sang đối phó. Thời đó người ta gọi là nhóm "thất quái". Cũng nói qua về nhóm này, đây là một nhóm rất "khủng". Chuyên lo những việc "khù khoằm" nhất của tâm linh phương Bắc. "Thất quái" hoạt động độc lập nhưng lại được sự góp ý liên tục của hơn 100 cao nhân khác. Cách hành sự của "thất quái" cũng chẳng giống ai. Họ không đi máy bay hay tàu hoả để "giải quyết" (chắc vì thời đó không có máy bay tàu hoả) họ cũng không đi theo đường bộ, ko đi theo đường sông. Cách họ hành sự lần nào cũng vậy và tất nhiên lần đó cũng thế. Bảy người ngồi vào một "vòng tròn" ở Phương Bắc. Sau đó cho linh hồn xuất ra tất nhiên thể xác ở lại. Linh hồn "gắn" với thể xác bằng một sợi dây rất mỏng. "Thất quái" chơi một vòng khắp Đại Việt và ai cũng khen Đại Việt đẹp và có "vượng khí". Khi họ đến cái trận ở sông Tô Lịch. Không ai bảo ai, nhưng tất cả đều thất vọng. "Thư mật" nói là hoành tráng lắm sao mà đơn giản thế? Biết thế khỏi cần thất quái sang ? chỉ cần một người sang là đủ. Họ bay dòng dòng vô đó như đi vào chốn không người. Và đúng là không người thật. Không ai cản trở, không ai ý kiến bởi trận đó chỉ toàn cọc là cọc. Nhưng cái sợi dây nối giữa cái xác ở Phương Bắc và mấy vị đó bị "vướng" vào những cái cọc đó. Thế là "phựt". Dây đứt mất rồi. Sự kiện này đánh dấu bước khởi nguồn của sự bi thương. 7 vị đó vĩnh viễn ở lại Đại Việt chơi, không bao giờ được nhìn thấy đỉnh núi Hy mã lạp sơn hùng vĩ nữa.
    Tình thương hóa giải hận thù
    Sợi dây bị đứt. Tất nhiên nó làm trấn động tất cả. Cả một giới tâm linh hoảng hốt. "Thất Quái" hành sự cẩn trọng đã đi là thắng! sao lại bị "giữ làm khách quý" ở Việt Nam. Sự tang thương, tiếc nuối và những giọt nước mắt chỉ được chảy vào trong mà không chảy được ra ngoài. Những buổi siminar liên tục được tổ chức. Tất nhiên không khí không còn hoà nhã và vui tươi như thời còn "thất quái" nữa. Nó nghiêm trọng và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Rất nhiều kế sách được đưa ra...vv...
    Người thời đó mô tả rằng sự kiện này thu hút được tất cả các cao thủ Phương Bắc. Nó là sự kiện có một không hai ở Phương Bắc. Chưa hề có bất cứ một sự kiện nào mà thu hút đông "Quy nhân" đến vậy. Nếu người phương Bắc mà có một sự đoàn kết giống như dân Lạc Việt thì họ sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp. Sức mạnh đó có thể làm xô ngã bất cứ một ngọn núi hùng vĩ nào. Tuy vậy, cái mà người Phương Bắc không "ngon" bằng Đại Việt là ở chỗ đó. Họ không có và không bao giờ có sự đoàn kết. Không có sự đoàn kết thì sẽ không có sự thống nhất, và thế là mạnh ai người ấy làm. Đó cũng là một trong những cái may mắn khách quan của Đại Việt ta vậy
    Không biết là thời kỳ đó có bao nhiêu cuộc "đổ máu" ở khúc sông nhỏ bé đó. Không phải thời kỳ đó, mà cả thời kỳ sau này cũng vậy. Bất cứ lúc nào có cơ hội người Phương Bắc đều quan tâm đặc biệt đến "hệ thống ma trận phức hợp" ở Đại Việt, và trận ở Sông Tô Lịch được quan tâm số một. Đó cũng là nguyên do giải thích rằng tại sao có rất nhiều lúc Đại Việt suy yếu nhưng người phương Bắc không thể "đồng hoá" được người dân đất Việt.
    Các cuộc đổ bộ vào đó nhiều quá, nhiều đến mức mà kể từ giờ đến lúc chết nhà cháu cũng không kể hết. Cái quan trọng là không bao giờ kể hết sự tang thương và mất mát trong đó. Nhà cháu chỉ kể một vài cuộc đổ bộ điển hình
    Nếu ai đó "am tuờng" về những trận pháp này thì đều biết nó có hai phần. Phần hữu hình và phần vô hình. Phần vô hình thì khỏi nói vì nói không được. Còn phần hữu hình thì thực sự chỉ toàn cọc là cọc. Nhưng các vụ "khai quật" gần đây các bác đều biết trong đó có hàng "tá" các thứ bà nhằng bà nhí khác. Nào là xương người, nào là cổ vật, nào là các thứ chả biết nó là cái gì...và... Vậy những thứ đó ở đâu ra? Không ai giải thích được tường tận đâu? Nhà cháu chỉ nói sơ bộ thôi
    Tình thương hóa giải hận thù
    Một trong những phương kế được đưa ra là "dùng trận ép trận". Sau khi dùng đủ mọi kế không tài nào hiểu nổi cái trận "quỷ quái" này có cái gì mà không thể thâm nhập qua được. Mà người Phương Bắc khi không thâm nhập vô được thì chỉ có một cách họ bắt chước gió nhớn công tử thôi. Đó là botay.com.
    Đến phút cuối cùng họ "không thèm" phá trận đó một cách trực tiếp nữa. Họ chọn "dùng trận ép trận" thiết nghĩ đó cũng là một sự rất thông mình rồi.
    Sau khi thống nhất họ quyết định đưa "phương tiện" sang để lập một trận khác chồng lên đan xem hòng làm "tha hoá" trận pháp này. Nhưng có một điều người Phương Bắc không thể hiểu không thể lý giải được. Đó là cứ "mon men" lại gần đống cọc đó thì "tạch". Cái gì cũng "tạch". Vì vậy nếu trục suất hết được những thứ đó lên thì ta sẽ thấy ở đó có đủ tất cả: nào là xác người, nào là cổ vật, nào là bùa ngải, nào là linh vật, nào là đá, nào là tượng, nào là bát, nào là đĩa...Người đời sau không thể hiểu được tại sao những trận lập ra sau ở đó đều bị cái trận ban đầu "vùi dập" trong toàn bộ sự "tang thương và mất mát". Có thể kể ra ba nguyên nhân
    1. Chính vì lỗ hổng của người quan trọng thứ hai mà Vạn Hạnh thiền sư và các cộng sự đã có những điều chỉnh ở phút cuối. Tạo ra cái trận đó có một sự kết tinh "của trí tuệ Đại Việt" trong những tình huống " thực sự khẩn cấp"
    2. Trình độ trận pháp của Vạn Hạnh thiền sư quá đỉnh
    3. Chúng ta lợi thế hơn tất cả là cái trận của Vạn Hạnh thiền sư đi trước một bước. Chắc chắn mọi thứ sẽ cam go hơn rất nhiều nếu "hai bên" cùng dựng trận một lúc
    4. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác là chúng ta "được" chơi trên "sân nhà"
    Hiểu như vậy để ta có thể biết rằng ở đó không chỉ có một cái trận mà nó gồm rất nhiều cái trận khác. Không chỉ có một thế lực mà còn rất rất nhiều thế lực khác. Và sự tang thưong mất mát được đến từ rất nhiều vị trí nhiều nguồn chứ không riêng gì một nguồn
    Đó cũng là điều mà dat_mel rất mong muốn các "thiện trí thức" hiểu và thông cảm. Bản thân cái trận đó chỉ là trận "an bang định quốc". Bản thân cái trận đó chỉ mang tính bảo vệ, nó còn thể hiện tình yêu thương của các bậc tiền bối với con cháu sau này. Như vậy thì làm gì có "thánh" nào đứng ra "vật" ai đâu. Đừng nói vậy mà tội cho các ngài. Cái trận đó không giúp người Việt thì thôi sao lại "vật" người Việt ra để xin tiết làm gì. Hãy nhớ nó là rất nhiều trận, một cái chết có rất nhiều nguyên nhân. Xin đừng "đổ oan cho các vị đó" mà tổn hại cho các vị đó
    Như đã nói cái trận đó được rất nhiều cuộc đổ bộ. Rất nhiều cái chết rất nhiều bi thương đã diễn ra ở đó. Rất nhiều thứ được để lại ở đó. Đó là quan hệ "nội bộ" giữa người Việt Nam và người Phương Bắc. Có một sự kiện nữa nhơn tiện nhà cháu cũng xin kể
    Sau rất nhiều lần mưu toan tính toán mà không làm gì được. Người phương Bắc quyết định "lôi kéo" thêm một thế lực khác. Mà theo họ "thế lực đó" là "cha đẻ" của dòng thiền Tiniđalưuchi . Và thế là không hiểu cái "bắt tay lịch sử" giữa ai và ai. Cái bắt tay đó mang lại cho ai cái gì và cướp mất của ai cái gì. Nhưg chỉ biết một thời gian nào đó có một "đoàn thuyền buôn" đến tự Ấn Độ qua ta làm ăn. Họ đi qua khúc sông đó và lỡ thả rơi ở đó thêm một số thứ. Không biết chuyện gì sau đó xảy ra nhưng dat_mel cũng chỉ biết là những con thuyền đó vị vỡ ra và các vị khách đó cũng được mời lại chơi với những cái cọc đó vĩnh viễn.
    Bắt đầu từ đó là cuộc ân oán nhì nhằng, không rõ gì cả
    Tình thương hóa giải hận thù
    Lại xin được tiếp tục.
    Ta cứ nói là thiệt hại chỉ nghiêng về các bạn của ta ở Ngoại Bang, nói vậy là không khách quan, và không thật chính xác. Chúng ta cũng có những thiệt hại và những tổn thất nhất định. Dù sao thì dù, việc bị "người quan trọng thứ 2" thay đổi ở phút cuối đã khiến "cấu trúc vững chắc" của trận bị thay đổi. Nó trở lên uyển chuyển và mềm dẻo hơn, tuy vậy làm làm mất đi cái "định" của một trận "an bang định quốc". Nhất là sau này khi mà các trận khác được lập ra liên tục và khi có sự can thiệp bổ xung của người Ấn làm cho "sức mạnh" của trận dần thay đổi. Chúng ta buộc phải "căng mình" ra mà chống đỡ. Không thể buông xả được. Giống như đã lỡ leo lên lưng con cọp rồi. Không thể xuống được. Đó là sự tổn hại thật lớn của chúng ta
    Không phải giới tâm linh VN khôg biết, đặc biệt là các hậu duệ dòng thiền Tiniđalưuchi. Họ biết và đôi lúc họ cũg can thiệp để giảm bớt. Và chính đời sau lại lao vào cái vòng luẩn quẩn do đời trước để lại đó. Hai bên bị lún sâu vào một "cuộc chiến tranh lạnh" không bên nào dừng bước, không ai nhắc chân ra được. Tất cả, tất cả tạo nên một sự oan khuất, một sự bi thảm, một sự tang thương và tất cả mất mát. Sự thù hận từ quá nhiều thế lực được tích đọng trong đó càng ngày càng sâu sắc càng ngày càng lớn mạnh mà dường như không thể giải quyết.
    Ai trong giới cũng biết nhưng không ai có thể giải quyết
    Và chuyện cứ nhì nhằng như vậy cho đến ngày nay. Nhà cháu xin khất lại câu chuyện đến lúc khác sẽ kể.
    Chỉ còn bốn nội dung nữa là kết thúc. Nhà cháu xin đưa trước lộ trình nhé
    - Sự tang thương và sự giải quyết của đời nay.
    - Tổng quan về thầy Chùa Thích Viên Thành
    - Một con người dấu tên- con người thực sự "giải quyết" chuyện này. Nhưng người này không được bất cứ một tờ báo nào nhắc đến. Who is he?
    - Thay cho lời kết. Tâm trạng của dat_mel
    Tình thương hóa giải hận thù
    "



    ==
    Theo Deepbluesea- vietlyso.com)
     
  18. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Người trấn yểm trận đồ này phải là một Pháp Sư cao tay điều hành một nhóm đông Phù Thủy giỏi thực hiện công phu và chu đáo nên mới có tác dụng lâu dài như vậy.

    “Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí.” Rõ ràng vào thời điểm Trận-đồ bị lộ diện ngẫu nhiên do nằm trong vùng quy họach xây dựng chỉnh trang đô thị, cũng có nghĩa rằng thời hạn trấn yểm của trận đồ đã được Thiên Cơ hé mở cho mọi người biết đã gần hết.

    Đây cũng là một cơ hội cho các nhà lãnh đạo Tâm linh thực hiện công đức cứu độ các vong linh siêu thóat. Và tôi cứ suy nghĩ về trận đồ Bát quái trên – không biết các thầy chủ PHÁ trận hay chủ HÓA trận. Tấm lòng bi mẫn của vị Thầy rất quan trọng, nếu đủ oai nghi và đức độ có thể độ và cứu giải các vong-linh thóat khỏi cảnh bám víu vào nơi có trận đồ như trên. Thực hiện hóa giải nếu chỉ một cá nhân, giù giỏi cách mấy cũng không đạt kết quả - mà phải một tổ chức nhiều người hướng tâm cầu nguyện lập đàn giải oan, siêu độ vong linh nơi ấy (nếu có đại diện chính quyền tham dự thì tác dụng rất nhanh).

    Các vị thầy nhận lãnh trách nhiệm nếu chỉ cần khởi tâm Trấn áp lại thì tức khắc sẽ bị lực vô hình dội lại ngay, vì cõi giới đó họ có đủ ngũ thông nên họ đọc được ý nghĩ và việc làm của vị thầy ngay tức khắc.

    Suy luận về độ số dùng trấn yểm : “Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều”, tôi nghĩ số này có lý vì hướng Tây thuộc Kim, số của nó đã là 9 rồi nên dùng số 7 dương hỏa khắc 9 dương kim. Dùng 7 cây cọc bằng Gỗ lý là mộc sinh hỏa, bên trong lại yểm người thành mộc-nhân do vậy sự khắc này mới lâu như vậy. Sự trấn yểm này bao gồm cả lực lượng vật chất (đồ dùng) và tâm linh (vong linh). Nếu người thầy chỉ thuần túy đào bới lấy ra lực lượng vật chất như cọc gổ, tiền, sắt, đồng, đồ gốm.. mà không siêu độ cho lực lượng tâm linh chẳng khác gì đi tước đọat vật chất đồ dùng của họ. Còn nếu siêu độ được họ giải thóat ra khỏi nơi đó đi chuyển nghiệp thì lực lượng vật chất còn lại nhanh chóng bị tan rã trở về với cát bụi.

    Cầu mong những vong linh nơi ấy được Phật Trời phù hộ giải thóat siêu thăng tịnh độ.
    Phapvan
    ( Anh Pháp Vân- vietlyso.com)
     
  19. manutd

    manutd New Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    162
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    xin hỏi mọi người một chút, ở đây đã có ai trực tiếp đến đền Quán Đôi chưa ? Hôm nọ, manutd đến đó thắp hương lúc 6h30 phút tối mà sợ gần chết.
     
  20. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Ặ ặc, mới nghe kể đã sợ chết khiếp, bác lại còn xui dại em đến đấy nữa á?
    Thế bác đến có cái gì mà ghê thế, kể cho pà kon nghe còn rút kinh nghiệm?
     

Chia sẻ trang này