Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi cabachlong, 6 Tháng tám 2006.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Sau loạt bài viết đăng tải trên một tờ báo về chuyện “thánh vật” trên sông Tô Lịch, sáng 22/4 chúng tôi đã quay lại khúc sông này, nơi mà rất nhiều chuyện kì bí đã được phát hiện trước đây. Du khách thập phương cứ nườm nượp kéo về chật cả đền Quán Đôi, ngổn ngang xe cộ vì tò mò là chính.Hàng ngàn lượt người hiếu kỳ đổ xô về nơi “thánh vật”

    Ngay từ đầu Cầu Giấy, đoạn lên Đường Bưởi để đến Đền Quán Đôi, chúng tôi hỏi đường một anh xe ôm đang gà gật... Anh ta bật dậy hồ hởi: “Ôi giời lại đến chỗ “thánh vật” chứ gì? Mấy hôm nay có lắm người hỏi đường đến đây thế cơ chứ. Cứ đến gần cuối đường Bưởi, hỏi chỗ “thánh vật” hoặc đền Quán Đôi ở đâu, đảm bảo ai cũng biết”.


    Người lớn và trẻ con tụ tập xem khúc sông "kỳ bí" (Ảnh chụp chiều 22/4)



    Đền Quán Đôi nằm ngay trước khúc sông mà người ta đồn có “thánh vật”. Con đường vốn đã hẹp vì những đống vật liệu dân đổ ra đường chuẩn bị xây nhà, giờ càng hẹp và chật chội hơn bởi lúc nào cũng tấp nập từng đoàn, từng đoàn người lũ lượt ghé qua. Người tan việc ở công sở, học sinh rồi sinh viên tan học cũng tranh thủ vòng tới xem hư thực ra sao. Họ dựng xe, tụ tập cả lên bờ sông chỉ trỏ đoạn nào là đoạn chiếc xe ủi đã đâm sầm xuống sông. Những người lo việc dầu đèn cho đền luôn phải nhảy ra đường quát nạt để tránh ùn tắc trước cửa đền.

    Hoang mang về chuyện “thánh vật ở sông Tô Lịch”

    Dưới gốc cây đa sum suê rễ và chi chít những nắm hương mới được người đi lễ cắm lên, một thanh niên dáng đi khòm khòm được mọi người đứng xung quanh giới thiệu là được “thánh nhập vào” niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. Đấy là một thanh niên có hình thức bên ngoài khá đặc biệt.

    Trên tai trái anh ta đeo hai chiếc khuyên con con, hai tay đeo 5 chiếc nhẫn bạc và các sợi dây loằng ngoằng rườm rà. Giọng anh ngọng líu ngọng lô, phải chú tâm lắm mới nghe rõ. Người thanh niên này tự nhận mình là võ sư đang dạy cho một lò võ tại Hà Nội. Trong giới võ vẫn gọi anh là Côn Thừa Khúc. Còn tên Trung Quốc của anh là Thành Long (?!).


    Những bãi gửi xe dã chiến dựng lên phục vụ khách đến xem "thánh vật" (Ảnh chụp chiều 22/4)

    Anh cho biết, từ trước đến nay khách đến đền chỉ thi thoảng mấy chục người. Không hiểu mấy bài báo vừa rồi viết kiểu gì mà giờ khách đến thăm cứ tăng vùn vụt, khiến đội phục vụ nhang đèn chạy hết cả hơi. Có hôm, một đoàn toàn ô tô cả chục chiếc rồng rắn tới vãn cảnh đền. Phần lớn là khách ở nơi khác đến.

    Tại cuốn sổ ghi công đức những người đến thăm đền, ngoài các khách từ các quận xa như Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên... chúng tôi còn thấy rất nhiều người công đức từ các tỉnh xa như Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây...

    Chị Giang Thị Huyền (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Tây) cho biết, con gái chị đang học ĐH Thương mại ở Hà Nội, trong một lần về thăm nhà và có mang theo một bài báo phô tô cho gia đình xem. Mặc dù bán tín bán nghi nhưng xem xong, chị lại tiếp tục phô tô và phát cho các gia đình quanh xóm đọc cho biết.

    Như một hiệu ứng dây chuyền, ngày hôm sau, các quán phô tô của thị trấn đã bán đầy các bản phô tô bài báo với giá 2 nghìn đồng/tập chỉ có 3 tờ. Chị Giang Thị Thuý, họ hàng với chị Huyền cho hay, đọc được bài báo phô tô từ chị Huyền. Và hệ quả là hôm nay cả một nhóm 5 anh chị em xe máy đèo nhau từ Hà Tây về Hà Nội xem chỗ “thánh vật” thực hư ra sao.

    Một thanh niên đi chiếc xe Nouvo có biển số Vĩnh Phúc, sau khi đã xì xụp khấn vái đến trắng cả đầu gối cho chúng tôi hay, trong chuyến về Hà Nội công tác, tình cờ đứa em họ đưa cho xem tờ báo nên hôm nay nhân ngày nghỉ, anh quyết tâm đến đây trước là thắp hương cầu may nhưng chủ yếu là do tò mò quá.

    Một số người ở quán nước cách khu vực đền khoảng ba bốn chục mét, đều bảo từ trước đến nay họ chỉ ra thắp hương đền vào ngày rằm và mùng một một cách hết sức thành tâm. Nhiều người còn tỏ ý nghi ngờ, tại sao những người có liên quan đều “ra đi” vì “thánh vật” nhưng bản thân người thực hiện nó (anh Cường - PV) thì không sao cả?


    Sạp bán vàng hương "kiêm" bài viết phô tô về "thánh vật" ngay cạnh đền Quán Đôi (Ảnh chụp chiều 22/4)

    Quanh khu vực đền, nhiều quán bán hương hoa đã phô tô cả các bài báo có cái tít to tướng “Thánh vật sông ở Tô Lịch” chăng ra trước cửa hàng. Hầu như tất cả các hàng ngoài việc bán hương hoa còn kèm theo cả việc bán các tập pho to có bài “thánh vật”.

    Người bán hoa quả bên tay phải đền cho hay, đến 3h chiều 22/4, chị đã bán hết hơn 20 nghìn bản phô tô về bài “Hiện tượng trấn yểm (nhưng trong tài liệu lại sai chính tả là “Chấn yếm”) trên sông Tô Lịch”. “Tôi không còn đủ sức mà chạy đi phô tô nữa chứ phô tô bao nhiêu là hết bấy nhiêu” - chị nói.

    Tập tài liệu có giá 5 nghìn đồng mà chị này bày bán không rõ nguồn gốc từ đâu ra, trong đấy chỉ ghi là tác giả đưa ý kiến ra cho các thành viên trên một diễn đàn trên Internet mạn đàm. Tập tài liệu sai chính tả nhoe nhoét, lỗi nhiều như trấu nhưng tiện đà “ăn theo” cơn sốt, nhiều người đã phô tô lại để bày bán.

    Quay lại câu chuyện với người thanh niên “nửa tỉnh nửa mơ”, anh bảo hồi bé tí mình đã từng ngủ ở đền này: “Các cụ” (ý nói người âm - PV) dựng tôi dậy rồi bảo, con về nhà đi, đừng ngủ ở đây mà lạnh. Thế là tôi về nhà. Và từ bấy đến nay, tôi chuyên đến đây lễ lạt, hầu hạ hương khói cho các cụ(?).

    “Thấy tôi lấy máy ghi âm và hí hoáy viết lách, anh khoát tay: “Cô đừng ghi tôi, thánh vật chết đấy. Khôn thì cô vái thánh, nếu không “thánh vật” thì đừng trách. Tôi chỉ là hạng “xách ca táp” cho các cụ thôi. Nếu muốn, cô cứ hỏi cụ Ch ở trong đền ý, cụ giỏi lắm, nhất là giải hạn bấm số. Nếu muốn gặp cụ Ch, cô cứ gặp qua một người nữa (mà khi cần anh mới cho tôi biết tên), người đó sẽ lo mọi việc trước rồi dẫn cô đến gặp cụ Ch để bàn rõ mọi việc. Cô hiểu ý tôi chứ?”

    ( giadinh.net)
     
  2. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Đền Quán Đôi không liên quan đến
    24/04/2007

    Xem hình
    Chiều 23.4, bà thủ từ của đền Quán Đôi đã không ngần ngại khẳng định với PV rằng: Chuyện "Thánh vật" ở bờ đối diện bên kia sông chẳng liên quan gì đến ngôi đền đã có từ thời Lý này.

    Thế nhưng, cùng với việc những bài báo "Chuyện khó tin: Thánh vật ở sông Tô Lịch" đăng trên báo BVPL cuối tuần được nhiều người photo phát tán, dòng người kéo nhau về đền Quán Đôi (đường Bờ Sông (thuộc làng An Phú cũ), phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (Hà Nội) ngày càng đông. Đỉnh điểm là những ngày 29.2 và mùng 1, mùng 2.3 âm lịch (tức 16-18.4) vừa qua.

    Trông mà thấy ngán...

    Bà thủ từ Nguyễn Thị Chiển (hơn 70 tuổi) đã trông giữ ngôi đền trên 20 năm.

    Theo thần phả, đền thờ Hậu lý mẫu nghi và con trai là Thái tử thống hoàng đế. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo đại vương, các cụ thờ thế nào thì nay tiếp tục thờ như vậy.

    Năm 2003 tôn tạo đền, nhân dân địa phương đã đưa thêm tượng Cụ Hồ vào thờ ở gian bên trái điện. Theo bà Chiển: "Sự việc xây kè diễn ra đã lâu từ năm 2001, đúng là đoạn này rất khó làm, đơn vị thi công đã phải làm đi làm lại nhiều lần. Khó làm vì lý do gì thì tôi không giải thích được, chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được".

    Trả lời câu hỏi: "Khi đội xây dựng số 12 của ông Nguyễn Hùng Cường thi công kè đoạn sông này và phát hiện ra nhiều xương người và nhiều cổ vật, họ có nhờ đền giúp đỡ gì không?" - bà Chiển khẳng định: "Không, chả liên quan gì. Họ tổ chức làm lễ bên kia sông (bên đường Bưởi), bên này chả liên quan gì. Chỉ ngán hộ người ta thôi!".

    Khi PV hỏi sao lại bác lại "ngán", bà Chiển cười vui bảo: "Họ làm xong là lại vỡ, lại vỡ. Sau đó thì họ mời thầy đến tế lễ. Chỉ có điều sau khi họ tế lễ xong, họ cũng thay đổi phương pháp thi công. Họ dùng máy nén đóng những tấm thép dày xuống, liên kết với nhau thành bức tường thép, thế là hết sụt lún. Sự việc là thế, từ đó đến nay bẵng đi, ở đây không hề thấy gì.

    Về "Thánh vật" ở sông Tô Lịch thì tôi chỉ nghe người ta kéo đến đây lễ nói thế thôi. Những người đến lễ cũng bảo là người ta đọc báo rồi tìm đến thôi".

    "Thánh vật" và lễ đền: Hai cái khác nhau
    Đó là khẳng định của những người dân ở đầu cầu T11 dẫn vào khu vực làng An Phú cũ. Một bác trung niên người địa phương, cựu bộ đội, 58 tuổi, đã nhiệt tình kể sự thật về chuyện ông Cường xây kè bờ sông như thế nào, nhưng dứt khoát không cho biết tên với lý do: "Bây giờ dân người ta tin báo chí, kéo đến đây ầm ầm, tôi lại bảo là không có, thành cãi nhau mệt lắm. Chuyện anh Cường tin vào ma quỷ bát quái thì là chuyện của anh Cường, tôi chỉ thấy đáng trách là các vị báo chí sao làm um lên. Thực tế là không có chuyện gì đâu. Hồi trước thi công đoạn sông này, giờ này (khoảng 15 giờ) tôi vẫn ra sông chơi, xem thi công. Tôi nói thật làm ẩu, không đến nơi đến chốn lại gặp phải nền đất yếu".

    Chỉ cho PV thấy bờ bên kia sông Tô Lịch, bác trung niên bảo: "Anh nhìn kìa, chân bức tường bên kia sông đã nứt cả ra kia kìa".

    Cũng như bà Chiển kể, nhiều người dân ở đây khẳng định, sau khi tổ chức tế lễ ở bên kia sông thì đơn vị thi công cũng thay đổi biện pháp thi công. Một bác trung niên khác - làm nghề sửa quạt - khẳng định: "Áp dụng khoa học kỹ thuật vào là làm được thôi. Chẳng có ma quỷ gì!".

    Chị Đàm Phương Hồng (41 tuổi) - ở tổ 26 cũ, phường Nghĩa Đô - đã đặt ngay câu hỏi với phóng viên: "Nãy giờ thấy anh phỏng vấn, lấy tư liệu thì anh thấy những gì? Anh nghĩ thế nào và định viết những gì?".

    Sau khi nghe cam kết sẽ phản ánh trung thực ý kiến của người dân, chị Hồng cười bảo: "Từ bé tôi lớn lên có thấy gì đâu! Trước nước sông chưa ô nhiễm nặng, người ta còn nuôi rau muống ở trên sông, cả ở đoạn bảo có "Thánh vật" ấy chứ.

    Những năm 1979 - 1980, người ta cũng đã nạo vét, khơi rộng sông, mà có thấy Thánh vật gì đâu?". Chị Hồng bảo: "Giờ tự nhiên thấy người ta đến dồn dập thì ra bán hàng thôi".

    Lan Anh (Theo Lao động)
    ( vanhoaphuongdong)
     
  3. cuongdm

    cuongdm New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng tư 2007
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Bài viết rất hay và đầy đủ. Cảm ơn nhiều!
     
  4. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Bây giờ mới thấy một tờ báo uy tín là Vnexpress đăng tải:
    Thứ tư, 25/4/2007, 01:49 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

    'Nếu có chuyện Thánh vật, tôi đã chịu đầu tiên'

    Trao đổi với VnExpress, chuyên gia khảo cổ, PGS. TS Nguyễn Lân Cường, cho rằng, không thể có chuyện trấn yểm tại đây, vì mục đích yểm để bảo vệ, chứ không phải làm chết người.
    > Nhiễu loạn quanh con sông Tô lịch
    > Nói GS Trần Quốc Vượng chết vì cổ vật là phỉ báng

    - Là một chuyên gia khảo cổ, ông nghĩ sao trước những thông tin huyền bí về sông Tô Lịch?

    - Không thể có chuyện Thánh vật người. Tôi đã làm nghề đào mộ 43 năm, khai quật 3 xác ướp và 800 ngôi mộ cổ mà không có vấn đề gì. Những người làm cùng tôi nhiều năm qua cũng khỏe cả. Nếu người bị Thánh vật thì tôi có thể phải chịu đầu tiên vì "động" tới các cụ.

    Tôi biết GS Trần Quốc Vượng mất do bị ung thư. Những chuyện khác mà tôi đọc được như ông Phó chủ tịch thị trấn bị mất chức là việc hoàn toàn do con người gây ra. Họ tham ô, tham nhũng thì bị mất chức, vào tù là rõ ràng.

    - Theo lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường, có đến cả chục trường hợp là những người tham gia thi công ở sông Tô Lịch và người thân của họ bị ốm đau thậm chí thiệt mạng. Liệu có thể lý giải như thế nào về việc này thưa ông?
    ảnh
    PGS, TS Nguyễn Lân Cường với hình ảnh xác ướp. Ảnh: PV

    - Theo tôi, những người thợ thi công trên tuyến sông bị đau ốm có thể là do khí độc. Không loại trừ có ám khí tại khu vực này. Khi chúng tôi khảo cổ một hang ở Mai Châu, một người trong đoàn đã bị chết vì máu trắng. Nhiều người trong vùng đó cho biết, trẻ con sinh ra bị dị dạng. Sau đó, giới khoa học cho biết cái hang đó đó có bị nhiễm chất Uranium.

    Chuyện tìm mộ thì có thể tin được vì mỗi người có trường sinh học khác nhau.

    - Có thông tin khu vực này được người xưa trấn yểm, ông nghĩ sao?

    - Tôi không tin có chuyện trấn yểm. Vì yểm để bảo vệ người chứ không thể làm chết người. Khúc sông Tô Lịch mà đội của ông Cường thi công là ngã ba sông nên nhiều hiện vật trôi về, người ta vin vào đó để nói về việc trấn yếm. Họ đưa ra vì mục đích gì thì tôi không biết.

    - Vậy 8 bộ hài cốt ở dưới sông đóng đinh sẽ được giải thích thế nào, thưa giáo sư?

    - Khảo cổ thấy xương người là chuyện bình thường. Chúng tôi nghiên cứu ở Hoàng Thành Thăng Long, đường Trần Phú, thậm chí Đàn Xã Tắc đều thấy hài cốt. Thông tin là chôn người để tế là không xác thực vì khi tế họ phải chôn theo những đồ chuyên dụng, còn những đồ cổ tìm thấy thì không phải đồ tế.

    - Ngay từ năm 2001 đã có cuộc hội thảo về vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch, tại sao thời điểm đó những nhà khoa học chuyên môn như ông không lên tiếng?

    - Hồi đó tôi đi công tác nước ngoài, chỉ nghe anh em thuật lại. Tôi vẫn cho rằng, các vấn đề thi công là do địa chất khu vực đó yếu, còn số đồ cổ tìm thấy là do những nơi khác trôi về. Tôi khẳng định là không có chuyện Thánh vật. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nên có một cuộc hội thảo để giới khoa học thảo luận về trường hợp này, giúp người dân hiểu rõ.

    Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội: "Nếu Thánh vật thì kè sông Tô Lịch không thể xây được như hiện nay"

    Khi đó, tất cả chuyên gia khảo cổ, sử học, văn hóa đã kết luận là không có trận đồ bát quái tại đây. Theo tôi, trận đồ phải xếp theo ngũ hành song các hiện tượng ở sông Tô Lịch thì không có. Ngoài ra, cũng không có hiện tượng của lễ hiến tế, chỉ thấy một ít xương động vật, đồ cổ.

    Địa chất tại 200 mét sông Tô Lịch yếu, bất cứ kè vào đó đều bị lún nứt. Sau khi đơn vị thi công thay đổi phương án thi công thì lại thực hiện được. Nếu cho là Thánh vật thì ai làm cũng không được, không thể thành được tuyến đê hoàn chỉnh như hiện tại.

    Tính nhân quả của những người mà tác giả đưa ra là do làm sai thì phải chịu, không thể áp đặt đổ cho chuyện tâm linh, huyền bí.

    Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội Nguyễn Viết Chức: Đừng nên xâu chuỗi những rủi ro để nói là Thánh vật

    Ai cũng có lúc gặp hoạn nạn, nhưng không thể lấy những điều không may mắn của bản thân và gia đình mình đem xâu chuỗi lại nói là Thánh vật. Đã là Thánh thì chỉ phù hộ những người tốt, chứ không thể ủng hộ những kẻ xấu, cơ hội...

    Trong hội thảo năm 2001 về vấn đề này, có nhiều ý kiến tranh luận, nhưng nhìn chung ý kiến tập trung về 2 giả thiết. Thứ nhất, đây là trận đồ trấn yểm. Thứ hai, đây chỉ thuần túy là nơi hội tụ của 3 dòng sông nên các vật dụng như bát đĩa, ấm chén... trôi dạt về. Kết thúc hội thảo chưa kết luận được là có hay không có một trận đồ trấn yểm.

    Tôi luôn kính trọng giáo sư Trần Quốc Vượng và không ai có quyền xúc phạm đến ông, nhất là khi ông đã qua đời. Riêng cá nhân tôi không tin vào Thánh vật và nghĩ rằng đây chỉ là những sự kiện ngẫu nhiên xảy ra một cách trùng khớp.

    Đoàn Loan thực hiện
    ( Vnexpress)
     
  5. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Thứ ba, 24/4/2007, 23:03 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

    'Nói GS Trần Quốc Vượng chết vì cổ vật là sự phỉ báng'
    Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền.
    Ảnh: H.K.

    Nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền, người bạn gần gũi của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, khẳng định giáo sư chết vì ung thư thực quản. Theo ông Biền, là nhà khảo cổ học, nếu chỉ dính vào đồ vật cổ mà bị "Thánh vật" thì giáo sư Vượng phải chết từ rất lâu.
    >Nhiễu loạn quanh con sông 'Thánh vật'
    >Thông tin 'Thánh vật' xôn xao dư luận

    - Dưới góc độ văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, ông nhìn nhận thế nào về hiện tượng sông Tô Lịch?

    - Tôi là người nghiên cứu về văn hóa truyền thống, trong đó chú ý rất nhiều về văn hóa tâm linh. Hiện tượng sông Tô Lịch hội tụ rất nhiều sự kiện không may vào một chỗ khiến người ta nghi ngờ, nhiều khi là không hay. Hiện nay người dân đang gặp nhiều mắc mớ giữa cuộc sống đời thường và cuộc sống tâm linh. Đưa những sự kiện chưa có cơ sở rõ rệt hay nhận thức đúng đắn thì hoàn toàn không tốt. Điều thứ hai là đưa ra ào ạt những sự kiện như thế khiến người ta ngờ vực động cơ của người viết.

    Anh Cường nói rằng thi công công trình ở sông Tô Lịch khiến anh em gặp tai họa thì tôi không tin. Không có thần linh nào, ma quỷ nào ác độc như vậy. Nếu có thì phải ác độc với chính người đào, chứ không phải những người vô tội, chẳng dính dáng gì đến công trình này. Vậy thì có thể tạm coi như đây là sự ngẫu nhiên, nhưng đưa ra một hiện tượng này để gắn kết với hiện tượng khác có khi đó là một hình thức biện minh cho sai trái, tiêu cực.

    Mặt khác, khúc sông ấy là nơi hội tụ, nhiều thứ trong đó có cả đồ thờ cúng từ nhiều nơi dồn về. Nơi đó thường chứa nhiều khí độc. Ngay như cái giếng lâu không dùng đến, người xuống vẫn chết vì khí mêtan. Nhiều người không biết, cứ đồn thổi rằng chết dưới giếng do ma làm, do người từ bên kia thế giới quật đổ.

    - Theo lời của anh Cường, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã chết sau khi cầm những cổ vật được lấy từ sông Tô Lịch, hòa thượng Thích Viên Thành chết sau khi đến lập đàn tế lễ. Ông có thể nói gì về chi tiết này?

    Cô Nguyễn Thị Bảy, vợ GS Trần Quốc Vượng kể lại, hôm đó là vào ngày lễ ông Công, ông Táo Tết Ất Dậu, giáo sư không ăn uống nuốt rất khó khăn. Sau một cuộc hành trình đằng đẵng qua nhiều bệnh viện, kết quả xác định căn bệnh ung thư di truyền quái ác đã làm choáng váng cả gia đình. Hai người con gái của giáo sư Vượng với vợ đầu đều phải sống chung với căn bệnh này.

    Cô Bảy xác định, bệnh ung thư xuất hiện vào khoảng cuối tháng 2/2005. Đến tháng 4 thì giáo sư đã không thể ăn uống được nữa mà phải đặt ống thực quản. Cuối tháng 6, giáo sư nhập viện. Lần nhập viện này chỉ kéo dài 1 tháng 19 ngày thì giáo sư mất. GS Vượng không hề mất ngột mà qua đời sau một thời gian dài lâm trọng bệnh, có tính chất di truyền.

    (Theo Gia đình Xã hội)

    - Tôi không rõ về ông Thích Viên Thành, còn riêng Trần Quốc Vượng với tôi coi như anh em. Chúng tôi rất thân nhau đến nỗi nhiều người nghĩ tôi là em ông Vượng. Ông Vượng ủ bệnh ung thư từ lâu. Một lần, đi công tác với tôi ở Ứng Hòa, Hà Tây, cơ quan bảo tồn di tích mời ông tư vấn về lịch sử, còn tôi tư vấn về văn hóa. Mọi khi ông ấy luôn đi trước tôi, tay cầm lon bia. Nhưng hôm đó ông đi sau tôi, dáng vẻ mệt mỏi. Tôi biết ngay là có chuyện.

    Sức khỏe của ông sau đó suy sụp vì nhiều nguyên nhân, như ông không bảo vệ sức khỏe, ăn ít, uống nhiều, hút thuốc lá nhiều. Ông bị ung thư thực quản, phải nằm nhiều tháng trong bệnh viện và điều trị tại nhà. Tôi biết ông ấy chết vì bệnh ung thư, chứ chẳng liên quan gì đến cổ vật.

    Ông Vượng là nhà khảo cổ học, nếu chỉ dính vào mấy đồ vật cổ mà chết thì ông chết không biết bao nhiêu lần rồi. Ông Vượng đã đến mồ mả từ thời cổ đại đến bây giờ để xem hiện vật. Thậm chí ông cầm cả đầu lâu, xương của người ta để đo đạc, nghiên cứu. Thái độ, công việc của ông Vượng làm là vì phúc đức. Cho nên nói rằng ông ấy cầm hiện vật như thế mà gây tai họa cho ông là sự phỉ báng cố giáo sư Trần Quốc Vượng.

    - Giải thích cho sự không may mắn khi thi công công trình, tác giả bài báo dẫn lời một số nhà nghiên cứu rằng tại vị trí sông Tô Lịch có hiện tượng trấn yểm. Là người nghiên cứu sâu về văn hóa tâm linh, xin ông giải thích rõ thế nào là trấn yểm?

    - Tôi đọc nhiều chuyện của Trung Hoa, hiện tượng trấn yểm nhiều khi là dùng chính người sống, đặc biệt là người con gái đồng trinh, chôn sống để linh hồn họ trở nên linh thiêng, nhằm coi sóc, trấn giữ một không gian đất đai, kho tàng, của cải nào đó cho chủ nhân. Nhưng đấy là của người Trung Hoa, đã có sự phân hóa xã hội cao từ trên 2000 năm về trước, từ thời Thương Chu với kinh tế tư nhân phát triển, có thể nảy sinh hiện tượng trấn yểm.

    Còn người Việt Nam, kinh tế tư nhân quá chậm phát triển, kinh tế làng xã cho đến tận gần đây vẫn tồn tại. Điều này thể hiện rõ ở nhà thờ họ, hay lăng mộ quận công. Những lăng mộ quận công, người giàu có nhất vùng, hay nhà thờ họ mà chúng tôi biết thì chưa tìm thấy dấu vết nào của sự trấn yểm bởi chính con người.

    Vậy thì việc trấn yểm rộng rãi như người ta từng gán ghép cho nó là một dấu hỏi rất lớn, chưa đủ sức để lôi kéo các nhà nghiên cứu vào cuộc. Trấn yểm phải có nguyên tắc của nó, anh lôi các hiện vật lên rồi khiến nhà khoa học không nhìn thấy gì cả, rồi bảo là trấn yểm thì làm sao tin được. Về nguyên tắc, khi động tới thì phải còn nguyên hiện trạng, phải có sự nghiên cứu, đo vẽ, suy ngẫm thật cẩn thận.

    - Ở Việt Nam đã bao giờ tìm thấy hiện tượng trấn yểm?

    - Hiện nay người ta chưa xác nhận một cách cụ thể mà chỉ nói là có trấn yểm. Nhưng trấn yểm ở đâu, như thế nào thì chưa thấy. Trấn yểm có nhiều mục đích, ngoài việc để trấn giữ bảo vệ, với Cao Biền, người đứng đầu chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc, là ngăn cản sự phát triển của thần linh phương Nam.

    Nhưng cái đó thuộc về một giai đoạn của lịch sử. Trấn yểm tôi tin là có thật, nhưng có thật thế nào thì sách sử không nói cụ thể, chỉ nói đến một vài hiện tượng mà thôi. Hiện tượng trấn yểm ở sông Tô Lịch cho đến giờ này, phút này chúng tôi chưa có một bằng chứng nào cụ thể. Đó chỉ là sự phỏng đoán của tác giả bài viết.

    - Để dập tắt những dư luận đồn thổi, ông nghĩ gì trước ý kiến tổ chức hội thảo khoa học để đi đến kết luận cuối cùng về hiện tượng sông Tô Lịch?

    - Hiện tượng này không thể có một câu trả lời dứt khoát, chỉ có thể nói rằng khoa học chưa đạt đến mức độ có thể tiếp cận được với thế giới bên kia, ngoài những người tự nhận rằng có khả năng ngoại cảm. Nếu nói nghiêm chỉnh có hay không một thế giới phản vật chất vẫn là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học và chưa trả lời được. Nhận thức của người sống đối với thế giới bên kia hoặc kiếp đời đã qua chỉ dựa trên sự nghiệm chứng, những hiện tượng mà thôi. Hay nói đúng ra là người sống thì chưa chết, mà người chết thì chẳng thấy nói gì cả.

    Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền cho biết, sông Tô Lịch gắn với thành Thăng Long và trước kia là gắn với thành Đại La. Ở đất này Cao Biền (Trung Quốc) đã đóng đô. Khi đã đóng đô, người Trung Hoa phát triển kinh tế tư nhân cao, nên có vị thành Hoàng bảo hộ thành thị. Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ đã dựng lên thành Đại La, cần có vị thành Hoàng, để bảo vệ. Vị thành Hoàng đó hội tụ vào thần sông Tô Lịch. Cho nên thần sông Tô Lịch là thành Hoàng.

    Sau này các đình cũng có thành Hoàng thì chữ thành Hoàng được hiểu là thành Hoàng làng. Thời Lý đã tôn sùng vị thần sông Tô Lịch. Trong sự phát triển của lịch sử, người Việt không xóa bỏ thần sông Tô Lịch, mà rất nhiều nơi đưa vào vị thần Việt Nam đó là thần Linh Lang. Hiện tượng thờ thần Linh Lang rất phát triển dọc sông Tô Lịch, Kim Ngưu, thậm chí cả sông Hồng.

    Hồng Khánh thực hiện
    ( Vnexpress)
     
  6. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Nhiễu loạn quanh con sông 'Thánh vật'

    Giữa cái nắng oi của buổi trưa ngột ngạt, hàng chục người vẫn tập trung trước cửa đền Quán Đôi thuộc làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Bên trong đền, gần chục người xì xụp khấn vái, cầu xin.
    > Đền bên sông Tô Lịch tấp nập sau tin 'Thánh vật'

    12h trưa, con đường dẫn vào ngôi đền bé nhỏ nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, dưới tán cây Đề tấp nập khác thường. Theo người dân ở khu vực này, trước kia, ngôi đền lèo tèo khách. Vào ngày Rằm, mồng 1, nhiều lắm cũng chừng vài chục người. Nhưng kể từ khi có thông tin về "Thánh vật" ở khúc sông này thì không chỉ người Hà Nội mà khách thập phương cũng ùn ùn kéo về.

    Lộn xộn dịch vụ trông xe, đốt mã...

    Khách đông, đoạn bờ sông trước đền được một số người tranh thủ căng dây trông xe với giá 2.000 đồng/ xe máy. Quán hàng với lèo tèo vài chiếc ghế, dăm chiếc cốc cùng bao thuốc lá cũng được dựng lên. Tấm biển "Đền Quán Đôi" cũng vừa mới được treo trên thân cây trước Đền.

    "Để xe đây anh ơi", vừa nói, mấy cậu thanh niên bên quán nước cạnh đền vừa chạy lại mời hai trung niên đi xe SH. Anh Trung, nhà ở Cầu Giấy cho biết, nghe tin đồn về "Thánh vật...", anh tranh thủ buổi trưa tới xem để thỏa chí tò mò.

    "Sau khi thấy bà thủ từ đền Quán Đôi xuất hiện trên truyền hình, mấy chị em rủ nhau phải ra đây xem chuyện thực hư thế nào", một phụ nữ quê Thanh Hóa vừa ngấu nghiến đọc bài phô tô về "Thánh vật trên sông Tô Lịch" vừa nói.

    Chị Hà, người bán vàng mã, hương hoa cho biết, giờ này chưa phải là cao điểm. "Chiều tối, người đi làm về tranh thủ ghé vào đây đông lắm", người phụ nữ khắc khổ vừa luôn miệng kể vừa đảo mắt về phía một nhóm người đang hướng đến.
    Người dân thắp hương ngay bên kè sông Tô Lịch. Ảnh: Hoàng Hà.

    Ngồi trước lò đốt vàng mã, anh Chiến (tự giới thiệu được phân công đốt mã) chỉ tay về phía dòng sông và kể với vẻ mặt huyền bí: "Từ chỗ viên gạch đỏ hất lại đây là trận đồ bát quái. Có nhiều người về đây làm lễ lắm".

    Người đàn ông trung niên này luôn nhận phần đốt hộ vàng mã. Xong việc, khách đi lễ lại đưa cho anh vài nghìn lẻ "gọi là có chút lộc". Lúc anh Chiến rảnh rỗi, bà lão tóc trắng luôn đông khách đến xem tay, xin lộc cậu, quay sang hỏi: "Từ sáng tới giờ kiếm được nhiều chưa?" Chiến quay sang nháy mắt với bà lão ra hiệu "có người lạ".

    Chốc chốc, tiếng loa đặt trước cửa lại vang lên lời giới thiệu khách thập phương đến từ các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hóa, Thái Nguyên... vào đền. Người ít nhất "công đức" 50.000 đồng và nhiều nhất lên tới vài trăm nghìn.

    Chuyện 'Thánh vật' qua lời kể của cụ Từ

    Đăm chiêu nhìn về phía đền Quán Đôi tấp nập khách tới lễ bái, cụ từ đình làng An Phú nói: "Tôi sống ở đây đến nay vừa tròn 80 năm, nhưng thấy 'Thánh' có vật ai đâu".

    Nhấp ngụm nước chè, ông lão bức xúc: "Tôi lạ gì cái ông chỉ huy công trình này. Hồi làm kè, ngày nào ông ấy chẳng ra đây uống nước. Có bao giờ tôi thấy ông ý ca thán gì về việc những công nhân ở đấy bị làm sao đâu?"

    Ông kể, trước đây lòng sông ở đoạn này toàn cát nên nếu không đóng cọc cẩn thận, bờ vỡ là điều dễ hiểu. "Còn các cọc lim được gọi là trấn yểm, theo các cụ ngày xưa, đấy là cọc đóng cầu bắc ra sông", ông lão giảng giải.
    gđgg
    Các dịch vụ kinh doanh được dịp mọc lên. Ảnh: Hoàng Hà.

    Tận mắt chứng kiến buổi khởi công ngày đó, ông lão 80 tuổi này phân tích hiện tượng máy xúc bị "hút" xuống sông: "Chiếc xe lốp cao su tiến sát bờ sông. Bờ đất yếu, bánh xe không được chèn nên khi thò gầu xuống nhổ cọc, xe rơi xuống là điều tất nhiên".

    Cũng theo ông từ, hồi kháng chiến chống Pháp, nhiều người bị địch bắn chết nổi trên khúc sông này. Hơn nữa, đây là khu vực thấp nên nước thường dồn về và có thể xương và các vật dụng khác ứ lại.

    Ông lão người Hà Nội gốc này chỉ còn biết lắc đầu: "Nhìn cảnh đoàn người từ tỉnh xa kéo về chỉ để đứng ngắm khúc sông trống trơn, đen ngòm mà thấy xót của, xót thời gian thay cho họ".

    Tiến Dũng
    ( vnexpress)
     
  7. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Tờ báo chậm trễ Vnexpress vào ngày 24 đã tóm tắt sự việc từ các báo như sau ( bài này chẳng có gì đặc sắc):


    Thông tin 'Thánh vật' xôn xao dư luận
    Sông Tô Lịch thu hút sự quan tâm của người dân. Ảnh: Gia Đình Xã hội

    Nhiều người dân Hà Nội gần đây chuyền nhau đọc tờ báo lẫn bản photo đăng bài “Thánh vật ở sông Tô Lịch” theo lời của ông Nguyễn Hùng Cường, đội trưởng thi công nạo vét số 12. Câu chuyện kỳ lạ này đậm chất huyền bí.

    Tháng 9/2001, đội thi công số 12, Công ty Xây dựng VIC, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, trong khi nạo vét sông Tô Lịch thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã phát hiện được di vật cổ rất lạ. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều. Tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.

    Ngoài ra, họ còn phát hiện được tấm gỗ vàng tâm có bát quái, một số đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng... Sau đó, nhóm công nhân đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt chôn tại nghĩa trang Bát Bạt, Hà Tây.

    Vào thời điểm đó, Bảo tàng Hà Nội đã mời một số nhà khoa học lịch sử, khảo cổ đến hiện trường xem xét. Cuộc hội thảo diễn ra tháng 12/2001 với sự hiện diện của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lịch sử, khảo cổ nhằm đưa ra những nhận định mang tính khoa học. Lãnh đạo Tổng công ty Liên doanh xây dựng VIC cũng tham dự.

    Tại cuộc hội thảo năm 2001, cố GS Trần Quốc Vượng đặt giả thiết nơi thi công đang ở vị trí cửa phía Tây của La Thành, cổng phía Tây của Hoàng thành… Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.

    Theo GS Vượng, hiện tượng có dải cát dài khoảng 200 m khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô. Vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải.

    "Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng?", GS Vượng đặt vấn đề.

    Đồng tình với quan điểm trên, PGS. TS Đỗ Văn Ninh cho rằng đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ.

    Sau cuộc hội thảo đó, cơ quan chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học không còn quan tâm nhiều lắm. Mọi chuyện tưởng đã khép lại, bỗng gần đây một tờ báo đăng tải lại những câu chuyện huyền bí có liên quan đến khúc sông trên qua lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường.

    Theo lời của ông Cường trên báo, không chỉ những rủi ro của người tham gia thi công, mà cái chết của một số nhân vật nổi tiếng như GS Trần Quốc Vượng và Thượng tọa Thích Viên Thành cũng liên quan đến sự huyền bí của sông Tô Lịch.

    Trích lời ông Nguyễn Hùng Cường trên báo về cái chết của GS Trần Quốc Vượng và Thượng tọa Thích Viên Thành.

    - “Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà Nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa lấy vợ mới đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước, khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhắc lên nhắc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không dám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ lúc ông đến công trình”.

    - "Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động, tôi đã mời được Thượng toạ Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường, thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm; Vì vậy các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong, thầy Thích Viên Thành nói với mọi người: “Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ”. Rồi buồn buồn thầy nói: “Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau, thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch”.

    (Theo Tiền Phong, NLĐ, Gia đình Xã hội)
    ( Vnexpress)
     
  8. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Khổ chủ thanh minh

    Người gặp chuyện 'Thánh vật' nói gì?

    TP - Hôm qua, Tiền phong đã tìm gặp ông Nguyễn Hùng Cường - tác giả bài báo “Thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Những vấn đề gây nghi ngờ về độ chân thực trong bài viết của ông Cường đã được Tiền phong đặt ra thẳng thắn.

    >> Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tất cả chỉ là tự quy kết !

    >> Chuyện 'Thánh vật': Ông Cường kể bịa đến 90%


    Ông Nguyễn Hùng Cường. (Ảnh nhỏ, bên trái) và Đoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin.


    Có ý kiến cho rằng “những chuyện ông Nguyễn Hùng Cường kể là bịa đến 90%”. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?

    Nhiều người dân làng An Phú (nơi có khúc sông này) cũng được mắt thấy tai nghe. Lẽ nào tôi lại đem chuyện tôi và gia đình bị ốm đau, bệnh tật, chết chóc, tù tội ra làm trò đùa, đắc tội với người quá cố.

    Thêm nữa, theo tôi, trong câu chuyện này, có thể còn những yếu tố địa chất, địa lý, kỹ thuật thi công... mà chúng tôi chưa lường hết được.

    Trong gia đình ông có một người (bà Nguyễn Thị Bích Hợp) bị vướng vào vụ án Trần Nghĩa Vinh - Tổng Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản Nhà nước, đưa và nhận hối lộ. Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp?

    Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, tôi và gia đình mình gặp những hậu quả rất nghiêm trọng từ việc đụng phải trận đồ bát quái đó. Còn chuyện của em gái tôi (Nguyễn Thị Bích Hợp) là việc của đời sống hôm nay, chịu sự quy định của luật pháp hiện hành.

    Tôi nghĩ, em tôi có sai phạm đến đâu thì các cơ quan pháp luật sẽ kết luận, xử lý đến đó, tôi có bênh cũng chẳng được.

    Vậy ông viết chuyện “Thánh vật” tường tận như thế để làm gì?

    Viết những điều đó ra, tôi muốn được bạn đọc cùng tôi chia sẻ những điều đã xảy ra với tôi, cùng chia sẻ đời sống tâm linh và quan niệm, văn hóa phương Đông.

    Theo tôi được biết, qua sách vở và qua tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thì nơi chúng tôi thi công là một di tích của thành cổ La Thành mà chúng ta phải tôn trọng. Khi phát hiện được các di vật lịch sử dưới lòng sông, tôi đã giao cho anh em công nhân trong đội (tôi làm Đội trưởng) gom nhặt và báo cho các cơ quan hữu quan, trước hết là Bảo tàng Hà Nội (chỉ tiếc rằng chúng tôi báo cáo hơi chậm).


    Ngày càng có nhiều người đến lễ ở hai cây gỗ tại Đền Quán Đôi.


    Việc chúng tôi báo chậm cũng có lý do khách quan. Chúng tôi vừa thi công vừa lo lắng, không hiểu sao, vì chúng tôi chưa gặp chuyện kỳ lạ đáng sợ như thế bao giờ.

    Tôi vốn người vô sư vô sách, cũng có tổ chức cúng lễ trước khi khởi công, nhưng cứ tưởng hương khói sơ sơ là ổn rồi. Nào ngờ, khi đào lên gặp toàn những thứ đáng kinh hãi, chúng tôi mới biết mình đã gặp chuyện rất hệ trọng.

    Khoảng ngày 23 – 24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương người và động vật...), tôi đã yêu cầu anh em trong đội thu lượm đầy đủ, rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện tâm linh...

    Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe tôi báo cáo.

    Ngày 4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và chúng tôi đã đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.

    Trong bài viết ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ tính chân thực của sự việc. Đó là: Thượng tọa Thích Viên Thành có mặt tại một buổi lập đàn tế lễ đó và sau đó chết vì “Thánh vật”; GS Trần Quốc Vượng bị “Thánh vật” vì giữ đồ cổ nghiên cứu; ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được tin báo ngay sau khi đội thi công của ông đào được các di vật đó. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này không?


    Một số hiện vật đào được từ đoạn sông Tô Lịch Đoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin


    Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, tôi không có cơ sở để giải thích vì sao. Tôi chỉ biết, sau khi nghe thỉnh thị của chúng tôi, thầy Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thầy đặt la bàn xuống đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.

    Thầy nói: “Tôi đến đây nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái ai đó lập nên để chặn long mạch...”.

    Tôi nhờ thầy ra tay cứu vớt những kẻ vô tội như chúng tôi. Thầy hẹn ngày tôi lên chùa nơi thầy trụ trì để thầy hướng dẫn lập đàn tràng hóa giải. Hôm lập đàn tràng, thầy cho một số đệ tử về chứ thầy không về.

    Trường hợp GS Trần Quốc Vượng, tôi không dám khẳng định ông bị “Thánh vật”. Theo tôi, đây là vấn đề tâm linh, chỉ có thể ghi nhận bằng cảm quan từng người. Trường hợp ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được chúng tôi báo cáo sớm muộn đến đâu thì như tôi đã nói trên.

    (Còn nữa)

    Nguyên Bảng - Chiêm Thơ
    ( Tiền Phong)
     
  9. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
  10. luc_thao

    luc_thao New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Nói chung, thì các thần tích, các sự kiện diễn ra xung quanh "Sông Tô Lịch" rất hấp dẫn và nên theo dõi, dù sao, đó cũng là một phần kỳ bí của cuộc sống rất sôi động,
    Nhưng, nói riêng ra, thì dư luận đang bị cuốn vào một sự kiện, để tiện cho một số hành động, và chuyển biến khác trong cuộc sống!

    HÃY ĐỢI ĐẤY!
     
  11. danglevu

    danglevu New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Một loạt bài từ báo Khoa học về đời sống:

    Những thông tin ly kỳ:
    [​IMG]

    Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc - Giám đốc bảo tàng Hà Nội:

    [​IMG]

    Bài phỏng vấn với "Thầy tử phủ Mão":

    [​IMG]


    Một số người liên quan:

    [​IMG]

    Nhà địa lý Vũ Văn Bằng - công ty cổ phần xây dựng thương mại phong thủy:

    [​IMG]

    Tiến sĩ triết học Nguyễn Văn Vịnh

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng năm 2007
  12. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Bác danglevu có loạt bài mới về Tô Lịch hay thế mà không thấy alo cho bà con. Chuối!
     
  13. manutd

    manutd New Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    162
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    bài rất hay, cảm ơn bác Đặng Lê Vũ nhé !
     
  14. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Vén màn sự thật chuyện "Thánh vật" trên sông Tô Lịch (Kỳ 1)

    6 năm trước, vào năm 2001, đội XD số 12 (Công ty Liên doanh XD VIC), do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng chỉ huy thi công kè bờ đoạn sông Tô Lịch qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô, Hà Nội. Sau nửa tháng thi công đã có đến 14 lần bị vỡ bờ ngăn nước, chưa kể trong thời gian này đã xảy ra một số chuyện liên quan đến gia đình cá nhân ông Cường, cũng như một số người khác có "liên quan" đến công trường này. Thời gian đó báo ĐS &PL cũng như một số báo bạn đã có loạt bài viết phản ánh sự việc, sau đó vụ việc này đã đi vào quên lãng. Nhưng hơn nửa tháng qua, một tờ báo đã đăng lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường gây chấn động dư luận. Để tìm hiểu thực hư xung quanh vấn đề này, PV. ĐS &PL đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với một số vị có liên quan đến "công trường" này là các ông: TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm ủy ban VHGD - TN- TN và NĐ của QH, nguyên GĐ Sở VHTT Hà Nội thời kỳ đó; nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc và GS Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh.

    Kỳ I: Có phải để giữ bí mật Bát quái cần chôn 100 người sống?
    Như vậy là xúc phạm cá nhân cố GS Trần Quốc Vượng
    PV: Thưa các ông, có phải vì hồi ấy có chuyện "âm binh", "Thánh vật" chết người nên mới có hội nghị "đầu bờ" (họp ngay ở hiện trường - PV) và sau đó ít hôm mở thêm cuộc họp ở BTLS Việt Nam để đánh giá vấn đề này?
    TS Nguyễn Viết Chức: Không phải như vậy, cuộc họp đó bàn về có hay không ủng môn ở sông Tô Lịch.




    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Tôi chỉ dự hội nghị ở bảo tàng, xung quanh việc ủng môn (nôm na ủng môn là nằm phía ngoài, để bảo vệ che chắn cho cổng thành). ở hội nghị này có 2 vị GS và PGS cho rằng có ủng môn ở sông Tô Lịch. Còn tôi và GS Nguyễn Duy Linh vẫn bảo là không. Kết quả hội nghị là 50/50 có và không, rồi từ đó cũng rơi vào quên lãng.
    GS Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh: Hồi đó tôi biết ông Cường, đội trưởng chỉ huy thi công có "nhận" được mấy khúc gỗ, có thanh dài thanh ngắn, thanh thì cong, cộng với ít xương người và đồ vật. Nhưng tôi không quan tâm, vì chúng không có giá trị về khảo cổ lắm! Điều tôi quan tâm là cái "anh" ủng thành (ủng môn), ở đây có đá lát đường, có gạch xây tường. Còn theo thư tịch: thành có từ thời Cao Biền (thế kỷ IX)...
    PV: Thế chẳng lẽ chuyện gia đình đội trưởng Cường, anh em công nhân cũng như một số người có "liên quan" bị "Thánh vật", các ông không quan tâm?
    GS Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh: Phải nói thế này, đoạn đội ông Cường thi công có chỗ rất nhiều cát, nhiều rác... rất dễ bị sạt lở. Mà sao hồi ấy thấy ông Cường không kêu lắm, tới bây giờ mới lôi tất tật từ chuyện bố mất, anh trai từ tỷ phủ trở thành trắng tay, em gái vào vòng lao lý, cũng như anh thợ bị cảm ngất ra kể. Hôm đó tôi nói với anh Cường là anh này bị say nắng, nên để vào chỗ có bóng cây mát, cho uống nước đường thì tỉnh lại. Còn chuyện sư Thích Viên Thành, Trụ trì chùa Hương, về đây làm lễ cho đội của ông Cường, thấy bảo yểm sau mỗi pho tượng, rùa bằng gỗ, sắt, mỗi vị một chỉ vàng.... cộng với GS Trần Quốc Vượng chỉ vì cầm mấy đồ khai quật mà ông Cường tặng cũng đều "ra đi" thì tôi cho đấy là sự "vơ vào", đổ lỗi tại thần linh. Riêng chuyện GS Vượng tôi phải nói rõ: ông này bị ung thư vòm họng từ mấy năm trước rồi, chẳng qua đến giai đoạn ấy thì phải... xa cõi trần. Chẳng lẽ vợ (vợ trước) và con gái của GS Vượng đều bị ung thư và đã mất trước đó vì "thánh" đã "vật" trước? Nếu có Thánh thật, thì Thánh sao lại vật người tốt, người lương thiện, chớ sao Ngài lại quở. Lạ thật? Mà "vật" thì phải "vật" chúng tôi trước, vì đã khai quật không biết bao nhiêu ngôi mộ để nghiên cứu, vậy mà vẫn cứ sống sờ sờ...




    TS Nguyễn Viết Chức: Tôi cho rằng không nên gán ghép như vậy. Một mặt nào đó có thể thông cảm cho gia đình ông Cường, chịu nhiều tai họa quá. Nhưng chuyện em gái ông bị ra tòa, đấy là chuyện của pháp luật, sao lại nói chuyện Thánh ở đây. Với cố GS Trần Quốc Vượng, tôi là người rất kính trọng, bệnh tình của thầy tôi rõ, sao lại nói vì "giữ" cổ vật mà chết, vậy là xúc phạm đến danh dự cá nhân ông!
    Nhà sử học Nguyễn Vinh Phúc: Việc cả nhà chết, mà người đời hay gọi là trùng tang, ví dụ trong một gia đình có đến 2 - 3 người chết cùng một lúc, đấy là ngẫu nhiên. Còn việc vướng vào lao lý đấy là việc của trần thế, anh có tội thì phải chịu tội trước luật pháp, có vậy thôi! Còn bảo "Trời đánh Thánh vật", thì sao lại nhằm người tốt mà hại? Tôi cho rằng đã là Thánh thì không bao giờ làm vậy, mà nếu có, thì chỉ như Thánh Trần Hưng Đạo trừng phạt Nghiêm Nhan...
    Xã hội muôn hình vạn trạng vậy mọi thứ đều có thể!





    Trong nửa tháng, đội thi công số 12 của đội trưởng Cường không thể thi công nổi, cứ mỗi lần bơm nước để xây kè sông Tô Lịch thì lại vỡ, nước tràn vào, tổng cộng 14 lần bị vỡ bờ. Sau này Trần Văn Sậu, thay đội trưởng Cường, đã "lặn" xuống tầng thứ 5, tầng cuối đáy sông Tô Lịch, đúng như dự đoán có quá nhiều cát. Nguyên nhân: do đóng cọc, chăng bạt, ngăn nước chưa chuẩn nên nước vẫn ngấm qua cát làm xói mòn vách ngăn tràn vào. Biết yếu điểm này đội trưởng Sậu dùng nhiều bạt và bao tải chặn thành nhiều lớp từ xa, tới gần và nước không còn tràn vào được nữa...
    PV: Nhưng thưa ông, một GS.TS, chuyên gia hàng đầu về xử lý tầng "địa âm" cho rằng đoạn sông Tô Lịch này rất có thể đã có một đường ngầm dẫn vào Bát quái, xuất phát từ phía Miếu đôi bên dưới đáy sông. Vị này cho rằng: Sau hơn 2 tiếng mới khoan được qua vòm hang dầy chưa đầy 25cm và mũi khoan đã bất ngờ rơi tự do xuống một đường hầm và nói rõ: để làm Bát quái này cần phải có 100 người làm và cũng để giữ bí mật số thợ đều phải giết chết. Vậy quan điểm của các ông về "lò" Bát quái này như thế nào?
    TS Nguyễn Viết Chức: Chuyện này tôi không rõ, nhưng tôi không tin lắm vào chuyện Bát quái yểm trên sông!.
    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Ngày xưa, chuyện chôn người sống ở các công trình bí mật ở xã hội phong kiến Trung Quốc là có, khá phổ biến. Còn ở Việt Nam tôi chưa thấy bao giờ. Tôi nói rõ thêm: các viên gạch dương, âm… được sắp xếp vào nhau tạo thành Bát quái. Còn Bát quái không có chuyện chôn người, nhưng xã hội muôn hình vạn trạng mọi thứ đều có thể...




    GS Khảo cổ Đỗ Văn Ninh: Tôi cho rằng chuyện trên là bịa đặt, vì thời vua chúa chết, bầy tôi cũng chết theo là cũ, quá cũ rồi! Chuyện chôn người sống theo các mộ người chết đã chấm dứt từ thời đầu công nguyên, mà thay vào đó là bằng người giả vật giả bằng giấy, gỗ... Tuy Việt Nam có một nghìn năm Bắc thuộc, vậy mà tôi đã khai quật nhiều ngôi mộ cổ, nhưng chưa thấy người ta chôn người sống bao giờ. Ngay cả sử sách kim cổ của ta tôi đã đọc nhiều, nhưng chưa thấy bao giờ nhắc tới việc chôn người sống, dù là Tuẫn Táng (nghĩa là chôn người sống theo hầu vua ở thế giới bên kia). Tôi cũng nghe vị này cho rằng: Bát quái ở sông Tô Lịch linh thiêng lắm, nên nó mới tồn tại đến nay là 600 năm. Tôi không hiểu ông chứng minh bằng cách gì nhỉ? Văn bia không có, hiện vật không thì lấy gì đảm bảo mấy trăm năm... Cá nhân tôi cho rằng: những xương người chết ở đây chỉ có thể cỡ chừng 100 - 200 năm trở lại đây, chưa kể mấy khúc gỗ kia chỉ ít năm lắm ...
    PV: Còn chuyện hàm răng của các cụ được khai quật ở đây đều còn nguyên đủ 18 chiếc. Đấy là sự thật, mà vị GS. TS này cho biết đấy là những bậc đại nhân tài, nhờ vậy Bát quái mới linh thiêng như vậy?.
    GS Khảo cổ học Đỗ Văn Ninh: Đến như các "cụ" người vượn cổ đại dễ đến hàng vạn, vạn năm bây giờ "mời " lên răng vẫn dính ở hàm thì có gì là lạ!
    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Sao lại là đại nhân tài, người nào lúc chết, hàm răng vẫn còn vậy thì hàng ngàn năm sau chôn xuống đất, thì vẫn cứ là vậy...
    PV: Xin cảm ơn các ông.
    Vương Thành (thực hiện

    http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/dantriansinhxahoi/20 07/4/4850.html

    ( dactrung.net)
     

Chia sẻ trang này