LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Toc'Ma^y, 26 Tháng chín 2006.

  1. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

     
     
     Cảnh Báo khẩn:
     
    Xử dụng điện thoại di động xin chú ý : trường hợp bạn nhận được một cuộc gọi ở điện thoại cầm tay của bạn từ bất kỳ người nào và họ nói rằng họ là kỹ sư của một công ty nào đó, đang kiểm tra đường dẫn máy đthoại của bạn, họ yêu cầu bạn nhấn #90 hoặc bất kỳ số nào, ngay lập tức bạn phải tắt điện thoại và không nhấn bất kỳ số nào. Hiện nay có 1 công ty lừa đảo, xử dụng chiêu thức yêu cầu bấm #90 hoặc #09 để xâm nhập vào SIM của bạn và sẽ thực hiện các cuộc gọi bằng tài khoản của bạn. Hãy gửi thông tin này cho những người thân của bạn đề phòng những cái tên không có trong danh bạ điện thoại.

    DQ
     
     
  2. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Con Ruồi

    Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu. Vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. 
     
     
    Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!  
     
    Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng! 
     
    Thế là mọi chuyện bắt đầu.
    Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không thì cứ gọi là thức trắng đêm.
    Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.
    Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
    - Sao vậy anh?
    Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
    - Có người chết trôi kia kìa!
    Vợ tôi cầm ly sữa lên:
    - Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
    - Còn ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
    Vợ tôi nhăn mặt:
    - Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
    - Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!
    Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:
    - Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.
    Tôi vẫn chưa nguôi giận:
    - Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi!
    Vợ tôi trố mắt:
    - Nó còn trong ly kia mà!
    - Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.
    - Anh thấy sao anh còn uống?
    - Ai mà thấy!
    - Không thấy sao anh biết có hai con?
    Tôi tặc lưỡi:
    - Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
    Vợ tôi bán tính bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
    - Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...
    Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
    - Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
    Vợ tôi giật mình:
    - Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
    - Chứ không phải sao?
    - Không phải!
    À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
    - Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
    - Thì có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
    - Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...
    Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
    - Em đâu có nói vậy!
    - Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!
    Vợ tôi nhún vai:
    - Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?
    Tôi khoát tay:
    - Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy triệu cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?
    - Chứ còn anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi đá gà bị mất xe? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị giật mất điện thoại?
    Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt tv đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.
    Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:
    - Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
    Vợ tôi lạnh lùng:
    - Tùy anh!
    Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
    - Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!
    Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ.
    Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.
    Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!
    Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
    - Cô định làm gì đấy?
    - Đem đổ đi chứ làm gì!
    - Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ! 
     
    Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hì hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.
    Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu la tra
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng bảy 2010
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Dr. Bernie Siegel's Very Simple Secrets of Happiness

    Bernie S. Siegel, MD
    Exceptional Cancer Patients
    Most people feel happy only when their material desires are satisfied. I have found, though, that happiness is a sensation that has little to do with external forces, such as what we possess and what we earn.
    Instead, it is an emotional state that we can turn on and off at will. By embracing the talents and opportunities we're given instead of clinging to the pain we've suffered in the past, we can create internal joy at any time.
    Steps to take that will help you feel true happiness:
     Take responsibility for your mistakes. We fear others will dislike us when we make mistakes, so we torture ourselves by trying to hide or deny them. In fact, what people dislike are the excuses and the blame used to cover up mistakes. Owning up to your mistakes shows you care and helps bring resolution and healing.
    Helpful:
     Forgive yourself first, which is perhaps the biggest hurdle. Mistakes are tough on self-esteem if you aim to be perfect. However, no one gets through life without making a few.
     Apologize and rectify the error. Others will welcome your help, and you'll feel happier with yourself for taking constructive action.
     Think of the most recent mistake you've made. If you haven't made amends, it's probably not too late to say, "I'm sorry."
     Stay in charge of your thoughts and feelings. Although you can't control events, you can manage your reactions to them. Only you can decide whether to choose harmony or turmoil.
    Example: After some treasured family heirlooms were stolen from me several years ago, I realized that my anger had taken over my thoughts. Only by vividly picturing the thief using the robbery money to buy presents for his children was I able to reclaim my thoughts. Unrealistic? Probably, but instead of obsessing about the injustice, I was able to get beyond my resentment.
    Helpful:
     Use mental imagery. Holding a positive image in your mind crowds out negativity, and positive thoughts have been shown to create happier feelings.
     Exaggerate your troubles, stretching complaints to such hilarious limits that you end up laughing.
     Take a time-out. Go for a nature walk. The outdoors is a natural tonic. Or meditate, listen to music or give yourself a pep talk.
     Have faith that you can overcome obstacles. Why give up in despair when nature constantly gives us the hopeful message that we can always find a way?
    Example: Jogging on a recently repaved road, I noticed one area of the new asphalt changing over a period of weeks. It first rose up several inches, then cracked, then opened like a volcano. What emerged was foliage.
    Trapped under the pavement, a skunk cabbage seed had grown into a plant so hardy it broke right through to the light and air.
    Everyone faces walls and barriers. The unhappy choice is to let them stop you. Believing you can find an opening to grow and blossom is the joyous, life-affirming option.
    Helpful:
     Be open to redirection. When things don't go as you have planned, stop and think where this different path might be leading you. Events that at first seem to be unfortunate or undesirable may actually provide surprising advantages.
     Judge each problem as an opportunity to grow. Many patients I've treated and counseled over the years have said their illnesses taught them to value their lives and implement wonderful changes.
     You don't have to "break through the pavement" in a single day. Take troubles one step at a time. Celebrate each sign of progress before taking the next step.
     Deal constructively with criticism. The Sufi poet Rumi wrote, "Criticism polishes my mirror."
    Regarding criticism as a threat, an insult or proof that you're worthless won't make you happy. Instead, it is better to take a more optimistic view and see criticism as a learning tool to help you improve.
    I've been fortunate to have many critics among my patients. When people give you criticism, it means they feel you are willing to listen and change.
    Helpful:
     Evaluate the source of the criticism. Those who love finding fault with everyone will only scratch your mirror, not polish it.
     When criticized by people you trust, think of yourself as an athlete getting direction and support from a coach who wants to see you perform better.
     Don't let criticism shake your confidence. Use appraisals as a way to help you reach a higher level of performance.
    Bottom Line/Personal interviewed Bernie S. Siegel, MD, one of the country's leading experts on the connection between a positive mind and a healthy body. He is founder of Exceptional Cancer Patients, 53 School Ground Rd., Unit 3, Branford, Connecticut 06405, which provides support to people with life-threatening illnesses. He is author of several books, including Prescriptions for Living: Inspirational Lessons for a Joyful, Loving Life (HarperCollins).
    Bottom Line Publications publishes the opinions of expert authorities in many fields. But the use of these opinions is no substitute for legal, accounting, investment, medical and other professional services to suit your specific personal needs. Always consult a competent professional for answers to your specific questions.
    Source: http://www.bottomlinesecrets.com/blpnet/article.html?article_id=13097
    Copyright � 2000 by Boardroom Inc.
    Reprinted with the permission of: Bottom Line Personal Boardroom, Inc., 281 Tresser Blvd., Stamford, CT 06901,www.BottomLineSecrets.com


    Things that make you feel good.

    Think about them one at a time before going on to the next one..
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng bảy 2010
  4. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    LÒNG NHÂN TỪ TỰ PHÁT
     
    Alaska là một xứ sở hoang dã, cô độc, lẻ loi nhưng đẹp lạ lùng.  Đó là một thánh địa cho những du khách thích phiêu lưu.  Tuy nhiên vùng đất ấy không cho phép bạn xuống tinh thần.  Các thị trấn ít ỏi và xa nhau.  Những người sống ở đó phải đối diện với những thời kỳ cô lập lâu dài.  Đặc biệt các chủ nông trại sống một đời sống rất lẻ loi.
     
    Một lần kia, một người Mỹ đi du lịch Alaska trong một cái nhà di động (xe kéo) thì nỗi lo sợ kinh khủng nhất của ông đã ập đến: chiếc xe làm nhà bị gãy trục, và ông rơi vào tình huống khó khăn ở giữa một nơi không rõ là nơi nào.  Ông cho gia đình rời khỏi căn nhà di động và quyết định đi bộ với hy vọng tìm được một ai đó có thể giúp đỡ họ.  (Thời đó chưa có điện thoại di động).
     
    Sau khi đi được ít dặm, ông đã gặp vận may: ông đến đúng một nông trại.  Ông nói với chủ nông trại về tình trạng khó khăn của ông.  Chủ nông trại rất thông cảm.  May thay, ông này có máy hàn.  Ông kéo căn nhà di động về sân nông trại với chiếc máy kéo của ông, và sửa chữa cái trục bị gãy.  Khi công việc đã hoàn tất, người du khách lấy ví tiền và nói:

     “Tôi nợ ông bao nhiêu?”
    “Ông không nợ tôi đồng nào” người chủ nông trại đáp.
    “Nhưng tôi thấy tôi phải trả công cho ông”
    “Ông đã trả công cho tôi rồi”, người chủ nông trại nói.
    “Tôi không hiểu”, người du khách nói.
    “Ông đã cho tôi niềm vui của gia đình ông trong mấy giờ liền”.
     
    Người du khách ngạc nhiên nhưng vui sướng đã gặp một tấm lòng quảng đại như thế.  Những người như thế làm chúng ta lấy lại niềm tin vào sự tốt lành, nhân từ của con người.  Lòng nhân từ cũng là một mầu nhiệm như điều xấu.  Nhưng ở đâu điều xấu làm đau buồn và chán nản thì lòng nhân từ làm vui sướng và đem lại cho chúng ta cảm hứng.
     
    Tình trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và không tính toán.  Khi nó tuôn ra từ chúng ta mà chúng ta không nhận thấy, như môt chiếc lá từ cây mọc ra.  Trong trường hợp của người chủ nông trại, rõ ràng chúng ta gặp được một hành động của lòng nhân từ tự phát.  Cũng giống như trường hợp của người Samari.  Rõ ràng lòng nhân từ của người Samari trở thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai.  Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho người khác thì người ấy không coi là một việc gì đặc biệt.  Đối với một số người, lòng quảng đại nằm trong những hành động lác đác, lẻ loi, đối với những người khác, đó là một cách sống.
     
    Làm thế nào để một người đến được tình trạng hạnh phúc ấy?  Nó không thể được hoàn thành một sớm, một chiều.  Nó phải được học hỏi bằng sự thực hành lâu dài.  Nó không được hoàn thành bởi một ít công việc vĩ đại nhưng bằng nhiều công việc nhỏ bé.  Người ta làm những công việc vĩ đại không phải bởi sự bốc đồng nhưng bởi một loạt những công việc nhỏ được liên kết với nhau.  Phần thưởng thật sự cho một hành động tốt là để làm cho việc tốt kế tiếp được dễ dàng hơn.  Mỗi hành động nhỏ của ngày thường làm nên hoặc không làm nên nhân cách.
     
    Điều gây khó chịu trong câu chuyện của Đức Giêsu không phải ở chỗ một người vô tội bị tấn công, nhưng ở sự kiện hai người mà bạn chờ đợi giúp đỡ người bị thương đi ngang qua không bày tỏ chút thương xót nào với người ấy.  Một người Kitô hữu chân chính không dửng dưng trước sự đau khổ của người khác.
     
    “Ai là người lân cận của tôi?” người thông luật hỏi.  Câu trả lời chung của thời ấy sẽ là: Người lân cận của tôi ở trong cùng một bộ tộc hoặc cùng phe nhóm, tôn giáo của tôi.  Nhưng lời đáp của Đức Giêsu đưa ra là: “Người lân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn để trở nên người lân cận”.  Lời đáp thật sự là tôi không quan niệm ai là người lân cận của tôi nhưng ai là người mà tôi muốn đối xử như một người lân cận?
     
    Tôi là loại người lân cận nào?  Đây là một câu hỏi mà thỉnh thoảng mỗi người chúng ta phải tự hỏi, nhưng đó là một câu hỏi mà chính chúng ta không thể tự trả lời.
     
    McCarthy
    *************************************
    Lạy Chúa,
    xin cho con luôn vui tươi.
    dù có phải lo âu và thống khổ,
    xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
    nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
    những người - cũng như con -
    đang cần một người bạn.
     Nếu như con nên yếu đuối,
    thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
    thông cảm và nhân từ hơn.
    Nếu bàn tay con run rẩy,
    thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
     Khi lâm tử,
    xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
    như một lời kinh.
    Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,
    như một lời xin vâng cuối cùng.
    Và con về nhà Chúa,
    để dự tiệc yêu thương muôn đời.  Amen!
    Rabbouni
     
  5. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    MÊNH MÔNG LÚA ĐỒNG

    Một buổi tối nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
    Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dày đặc. Ông John Keller nói tiếp: “Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên: “Đã thấy!”. Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên “Đã thấy!”
    Sau khi đèn được bật sáng, ông John Keller giải thích: “Ánh sáng của một hành động nhân ái nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy”.
    Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên như ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường rực sáng.
    Cuối cùng ông John Keller kết luận: “Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”
    ***

    Bạn thân mến!  Đã qua 2000 năm những lời dạy của Chúa Giêsu vẫn như đang nói với chúng ta hôm nay: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc.10:2). Thế giới có trên 6 tỉ người, mà kẻ tin vào Chúa mới chỉ hơn một tỉ. Riêng tại Á Châu, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng người Công giáo chỉ không tới 3 phần trăm.
    Cánh đồng lúa mênh mông còn bị bỏ hoang không thợ gặt hái. Thế giới này dường như vẫn còn mò mẫm trong bóng đêm dày đặc của sự dữ, của tranh chấp, của oán thù… rất cần những đốm sáng của tình thương, của khoan dung, của tha thứ.  Thế nên, Lời Chúa cứ vang vọng như mời gọi ta trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói” (Lc.10:3).
    “Ra đi” chứ không phải “ở lại”. Đó là một lệnh truyền. Cả cuộc đời của Thầy Giêsu là một hành trình lên đường: Sinh ra ngoài đường, sống và rao giảng ngoài đường, cuối cùng chết cũng ngoài đường. Thầy luôn lên đường và không ngừng ra đi để loan truyền Ơn Cứu Độ.
    “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo.” Công đồng Vaticanô II cũng đã long trọng khẳng định như thế. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng qủa quyết: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn trừ khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc.”
    Vậy ơn gọi của người Kitô là “ra đi”.  Ra đi đem “bình an” của Chúa đến cho các dân tộc. Ra đi đem “Tin Mừng Ơn Cứu Độ” đến cho muôn người. 
    Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Khốn cho thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.  Nhưng việc làm mới chứng thực cho lời rao giảng, và lời rao giảng sẽ soi sáng cho việc làm. Ra đi là để làm chứng, và lời chứng sáng giá nhất chính là việc làm. Thật vậy: “Các ngọn hải đăng không thổi còi ầm ĩ, chúng chỉ chiếu sáng mà thôi”.
    ***

    Lạy Chúa!  Chúa sai con ra đi.  Ra đi đem “bình an” của Chúa đến cho các dân tộc.  Ra đi đem “Tin Mừng Ơn Cứu Độ” đến cho muôn người.  Xin ban ơn giúp sức cho con, để con mạnh dạn lên đường bước đi theo Chúa, để con dám sống chết cho niềm tin và sứ mạng Chúa đã trao ban. Amen.
    Thiên Phúc
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng chín 2010
  6. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

    Trong một thời gian ngắn các nước Á Châu đã phải chứng kiến sự ra đi của nhiều lãnh tụ. Trước hết là việc chạy trốn của ông Fujimori. Ông Fujimori đã làm tổng thống nước Peru đến nhiệm kỳ thứ 2. Nhưng vì tham nhũng, ông đã phải trốn chạy về Nhật. Tiếp đến là ông Estrada, tổng thống nước Philippin. Ông đã thắng cử với số phiếu áp đảo. Nhưng cuối cùng phải từ chức cũng vì tội tham nhũng. Gần đây là ông Wahid, tổng thống Inđônêsia. Ông đã ra nước ngoài  tị nạn cũng vì tham nhũng. Tất cả chỉ vì họ đã làm sai nhiệm vụ. Họ chỉ làm nhiệm vụ quản lý chứ không làm chủ đất nước. Dân mới làm chủ. Nhưng họ đã không làm tốt nhiệm vụ quản lý. Nên họ đã bị sa thải.
    ***

    Bạn thân mến! Chúng ta cũng là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì ta là, đều là của Chúa.  Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc?  Tại sao tôi không có tài hội họa, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa ban. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngông ngữ Trịnh Công Sơn tất cả những thứ đó chỉ “ở trọ” nơi ta.

    Con chim ở trọ cành tre,
    Con cá ở trọ trong khe nước nguồn…
    Môi xinh ở trọ người xinh,
    Duyên dáng ở trọ đôi chân Thuý Kiều…
    Tôi nay ở trọ trần gian
    Mai sau về chốn xa xăm với Người.
    Một ngày kia Chúa sẽ đòi ta tính sổ. Lúc đó ta phải nộp cho Chúa cả vốn lẫn lời.

    Là người quản lý, ta phải có những đức tính nào? Thưa, Chúa muốn ta là người quản lý trung tín và khôn ngoan.

    Là quản lý trung tín, ta phải biết sinh lợi những tài sản Chúa trao.  Phải biết phát triển sao cho thân xác ngày càng khoẻ mạnh, trí thông minh ngày càng sáng suốt, những tài năng ngày càng đạt đến mức tinh vi hoàn hảo.

    Là quản lý trung tín, ta phải biết chia sẻ.  Chúa ban sức lực, tài năng không phải để ta ích kỷ vun quén cho bản thân, nhưng để ta dùng mà phục vụ. Người có của mắc nợ người nghèo. Người có tài mắc nợ xã hội. Nghệ sĩ mắc nợ khán giả. Giám đốc mắc nợ công nhân. Bác sĩ mắc nợ bệnh nhân. Linh mục mắc nợ giáo dân. Cha mẹ mắc nợ con cái.

    Là quản lý trung tín, ta không được phản bội.  Không được dùng những ơn Chúa ban để chống lại Chúa. Đừng dùng sức mạnh mà áp bức người khác. Đừng dùng tài năng phục vụ lợi nhuận riêng mình. Đừng dùng trí thông minh gieo rắc nọc độc tư tưởng. Đừng biến thân xác thành món hàng mua bán. Nhưng dùng tất cả để phục vụ Chúa. Dùng tất cả để làm cho Chúa được yêu mến, được vinh danh hơn.

    Là quản lý khôn ngoan, ta phải biết nhìn xa.  Sự sống, tài năng, sức lực, trí thông mình chỉ ở trọ nơi ta một thời gian.  Phải làm cho chúng biến thành vĩnh cửu. Nhiều lần Chúa Giêsu đã dạy ta: “Hãy dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua lấy bạn hữu. Để sau này họ sẽ đón rước ngươi vào chốn đời đời”. Hôm nay Người dạy ta: “Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt, là kho tàng ở trên trời, nơi không có trộm cắp bén mảng, cũng không có mối mọt đục phá” (Lc. 12:33).  Lạ lùng hơn nữa, cách gây dựng kho tàng trên trời khác hẳn với cách gây dựng kho tàng trần gian. Để gây dựng kho tàng trần gian, ta phải hà tiện, ích kỷ, thu tích cho mình. Trái lại, để gây dựng kho tàng trên trời, ta phải biết cho đi. Càng cho đi lại càng giàu có. Càng phân phát lại càng dư thừa. Càng ban tặng lại càng phong phú.

    Là quản lý khôn ngoan, ta phải tỉnh thức. Cuộc đời ở trọ mau qua. Chúa lại hay đến bất ngờ. Nên ta phải tỉnh thức đợi chờ. Đợi chờ không phải là thụ động ngồi đó khoanh tay. Đợi chờ là phải tích cực làm việc. Thắt lưng vào, thắp đèn lên để làm việc cho mình chính như giữa ban ngày. Để phục vụ không bao giờ ngừng. Dù Chúa có đến lúc nào, Chúa cũng thấy ta đang mặc quần áo công nhân phục vụ. Dù có bất ngờ như kẻ trộm, Chúa cũng thấy quản lý đang phục vụ anh em, phân phát lúa thóc cho họ.
    ***
     
  7. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG NGÔI NHÀ NGUYỆN MỄ TÂY CƠ  
     
    Trong một chuyến đi Chicago, tôi đã đặt chân vào ngôi nhà nguyện ấy.
    Đó là ngôi nhà nguyện trong một cao ốc tối tăm vùng Nam Chicago, nơi được dùng làm trụ sở của tổ chức Catholic Charities.  Mặt tiền của cao ốc này là con đường tấp nập xe cộ; cửa sau cao ốc thông ra một khu đậu xe, với con đường đất dẫn vào, gập ghềnh, lồi lõm.  Ngay trên đầu lối xe vào là chiếc cầu xi măng, trên đó xe điện chạy rầm rập suốt ngày đêm.
    Rõ ràng, đây không phải là một cao ốc khang trang, tráng lệ.  Nó hợp với khung cảnh của vùng Nam Chicago, nơi có nhiều người da đen và người Mễ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội.  Tầng trệt của cao ốc này là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của những người Mễ Tây Cơ.
    Có lẽ trong tầng trệt của cao ốc này, ngôi nhà nguyện là căn phòng đẹp nhất, với những bờ tường cẩn đá cuội to bên dưới, một bàn thờ làm bằng một phiến gỗ mộc, một nhà tạm bên góc trái với ngọn đèn dầu leo lét, và một giàn đèn màu hắt ánh sáng từ trên trần xuống.
    Tôi quì trong nhà nguyện, tĩnh tâm một lúc rồi ngó lên bốn bức tường tìm kiếm một hình ảnh thân quen: mười bốn chặng đàng thánh giá.  Trong bất cứ một thánh đường hay nguyện đường Công giáo lớn nhỏ nào, đều có hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá.  Đó là những hình ảnh ghi lại những biến cố quan trọng trong đoạn đường khổ nạn của Chúa Kitô, bắt đầu từ sự kiện Ngài bị đưa đến dinh quan tổng trấn Philatô luận tội và kết thúc ở sự kiện xác Ngài được táng trong huyệt đá. Người giáo dân, khi muốn tưởng nhớ đến công ơn cứu chuộc của Chúa Ki tô thì đứng trước mỗi chặng đó, đọc kinh, suy niệm, gọi là ''đi đàng thánh giá".
    Điều làm tôi kinh ngạc là ngôi nhà nguyện trang trí theo nghệ thuật Mễ Tây Cơ này không có mười bốn chặng đàng thánh giá.  Tôi đã từng đến những ngôi nhà nguyện rất nhỏ hẹp, rất đơn sơ nghèo nàn, nghèo đến độ không có nổi hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá; nhưng thay vào đó, người ta đã cắt mười bốn hình thánh giá nhỏ bằng giấy, gắn lên tường, tượng trưng cho mười bốn chặng đàng thánh giá.  Ở đây, hình ảnh không có, thánh giá bằng nhựa, bằng giấy cũng không có, tường vách trống trơn.  Thay vào đấy, họa sĩ nào đó đã dùng màu, vẽ dày đặc trên bốn bức tường.  Hình ảnh những người đa đen, người Mễ, những cảnh gồng gánh, cảnh làm việc tại công trường... trông hết cả vẻ trang nghiêm của một nơi thờ phượng.  Tự nhiên tôi thấy giận giận trong lòng.  Cái tật vẽ tùm lum tà la trên tường nhà, đường phố, cầu cống của người Mễ xâm nhập cả vào nơi cầu nguyện.
    Tại sao lại có một sự vô ý thức đến như thế!
    Vì công việc, tôi phải ở lại trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Mễ này vài ngày.  Và cũng vì trách nhiệm, mỗi ngày tôi phải vào ngôi nhà nguyện đó nhiều lần.  Lần nào cũng vậy, thay vì tìm thấy sự bình an trong tâm hồn thì tôi chỉ cảm thấy... mất bình an.  Càng mất bình an bao nhiêu thì tôi càng có cảm tưởng những hình ảnh trên tường đó càng nhảy múa, trêu ghẹo tôi bấy nhiêu.  Hóa ra, thay vì được ''tĩnh tâm" thì tôi lại bị ''động tâm''.  Nguyên do cũng chỉ vì ngôi nhà nguyện không có mười bốn chặng đàng thánh giá, lại thêm nữa là tường vẽ đầy những hình ảnh kì quái làm mất vẻ trang nghiêm.
    Cho đến buổi sáng kia, một vị hình mục đến dâng Thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này.  Trong phần giảng thuyết, ngài khai triển chủ đề ''Chúa ở trong tha nhân ''.  Ngài nói: ''Chúng ta không nhìn thấy Chúa, nhưng nhìn thấy anh em chung quanh ta cũng chính là thấy Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.  Chúng ta cũng không trực tiếp phục vụ Chúa, nhưng khi chúng ta phục vụ những người anh em cũng là chúng ta phục vụ chính Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.
    Tôi ngồi nghe, hơi thờ ơ.  Những tư tưởng này tôi cũng đã được nghe nhiều lần, không có gì mới lạ.  Nhưng tôi bắt đầu chú ý khi vị linh mục đề cập tới những bức tường trong ngôi nhà nguyện.  Bằng một giọng đều đặn nhưng không thiếu sự rung cảm, ngài nói:
    Anh em thử nhìn lên bốn bức tường trong nhà nguyện này.  Anh em không thấy mười bốn chặng đàng thánh giá, cũng không thấy Chúa đâu. Nhưng có Chúa đó, và cũng có cả mười bốn chặng đàng thánh giá đó.
    Tôi kinh ngạc, chú ý nghe.  Và vị linh mục nói tiếp:
    Anh em hãy nhìn bức hình thứ nhất: một người da đen bị trói hai tay, đứng trước những người khác.  Anh em không nhìn thấy Chúa đâu, nhưng có Chúa trong người da đen ấy.  Chúa Ki tô đang bị đưa ra trước tòa quan tổng trần Philatô đó...  Anh em hãy nhìn bức hình thứ hai, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người đang vác những vật rất nặng trên vai, lưng anh ta còng xuống.  Chúa đó, Chúa Ki tô vác thánh giá trong người anh em đang mang nặng đó...  Anh em hãy nhìn bức hình thứ ba, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người bị đè dưới một đống gạch.  Chúa đó, Chúa Ki tô bị ngã xuống đất dưới sức nặng của cây thánh giá...  Anh em hãy nhìn bức hình thứ tư, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một phụ nữ đẹp sầu muộn đang nhìn một ngư�
     
  8. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

     
     
    TIẾNG NÓI CỦA THINH LẶNG
     
    Truyện kể rằng:
    Trước khi ông Moisê dẫn dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, người phải qua một thời gian huấn luyện dưới sự chỉ giáo của một thầy dạy.  Kỷ luật đầu tiên mà Moisê phải tuân giữ, là sự im lặng tuyệt đối trước bất cứ điều trái ý nào.
    Một hôm, hai thầy trò đi du ngoạn tại một miền quê có đồi núi hùng vĩ, cây cối xanh tươi, hoa cỏ muôn màu muôn sắc, sông nước trong mát.  Nhưng Moisê cũng phải im lặng không dám mở miệng khen ngợi.
    Ðến gần bờ sông, Moisê thấy một đứa bé đang chìm dần xuống nước, trong khi đó người mẹ trên bờ sông không biết làm gì hơn là khóc than thảm thiết.
    Moisê không cầm lòng được trước cảnh tượng đáng thương đó, liền buột miệng nói:
    Thầy không thể làm gì để cứu đứa bé được chăng?
    Thầy giáo bảo Moisê hãy giữ im lặng.
    Moisê cắn lưỡi giữ yên, nhưng cảm thấy áy náy trong tâm hồn.  Ông tự nghĩ, không lẽ thầy mình lại có tấm lòng chai đá như vậy hay sao?  Hay là chỉ vì bất lực không thể cứu giúp người gặp cảnh khó khăn được?  Mặc dù Moisê không dám nuôi những tư tưởng xấu về thầy mình, nhưng lại rất khó mà xua đuổi những tư tưởng ấy đi.
    Hai thầy trò lặng lẽ tiếp tục tiến về phía biển.  Ðứng trên bờ biển, Moisê thấy chiếc thuyền nhỏ lao đao, vật lộn với sóng lớn và đang chìm dần với cả nhóm thủy thủ.  Moisê kêu lên:
    Lạy thầy, xin hãy nhìn xem kìa, chiếc thuyền nhỏ đang chìm dần.
    Một lần nữa thầy giáo ra hiệu cho Moisê phải giữ im lặng.  Moisê không dám nói gì thêm nữa, nhưng trong lòng không khỏi phân vân lo lắng.
    Khi hai thầy trò trở về nhà, Moisê liền đem sự việc đến bàn hỏi cùng Chúa.
    Chúa phán: thầy con làm như vậy là có lý, đứa bé chết đuối trong nước sông, nếu không chết, lớn lên nó sẽ là tên tướng giặc gây chiến giữa hai quốc gia, và hàng ngàn người vô tội sẽ phải chết thảm thương.  Còn chiếc thuyền nhỏ ngoài biển kia đang chở theo một bọn cướp hung dữ, chúng đang dự bị tấn công một làng nhỏ gần vùng biển.  Nếu chúng không bị đắm thuyền, thì chúng sẽ cướp phá và giết hại dân làng vô tội.
     
    *************************************
    Các bạn thân mến!
    Các bạn đã nghe được tiếng nói của im lặng bao giờ chưa?  Nó không phải là điều nghịch nghĩa.  Sự thầm lặng nói với tiếng nói thâu suốt tâm lòng con người.  Lời lẽ của nó thân tình và quan trọng.  Quan trọng, bởi vì những lời lẽ đó dẫn đưa chúng ta đến chỗ suy tư với chính mình, lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên, của vạn vật và của Chúa trong tâm hồn ta nữa.
    Tiếng nói của thầm lặng thúc đẩy chúng ta tìm hiểu sự chân thật, đồng thời cũng chỉ bảo chúng ta cách đối thoại với thực tại đang chờ đón ta.  Sự thầm lặng sẽ giúp ta không bị hoa mắt trước những ảo mộng hão huyền, không bị mỏi mệt vì tiếng ồn ào huyên náo.
    Thỉnh thoảng chúng ta cũng cần phải rút lui và chính mình trong chốc lát, cho dù chỉ một vài phút để nghỉ ngơi tinh thần, để khám phá ra sự thật trong thinh lặng, để định hướng đi và đi vững vàng hướng dẫn bánh lái của cuộc đời ta.
     
    *************************************
    Lạy Chúa, này đây con xin ở im lặng trước nhan thánh Chúa, con nhìn Chúa và con biết rằng Chúa cũng đang nhìn con.  Chúa thấu tỏ mọi sự, xin hãy nói và con sẽ lắng nghe với tất cả tâm hồn, tất cả trí khôn con.  Xin hãy truyền cho sóng gió của dục vọng, của ham muốn trong đời con, phải lặng tĩnh để tâm hồn con trở nên phẳng lờ, trong sáng có thể phản ảnh dung nhan Chúa, để con biết nhìn mọi sự việc với cái nhìn của Chúa, cái nhìn của lòng tin yêu Chúa, phó thác trong sự quan phòng đầy khôn ngoan của Chúa. Amen.
     
    R. Veritas
     
  9. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
     
    Có người bi quan bảo rằng: “Sống là chuẩn bị chết”.  Mỗi ngày sống là một nhịp cầu tiến gần đến cái chết hơn nữa.  Cái chết nó đến cũng thật bất ngờ.  Bất ngờ như tên trộm đột nhập vào nhà và lấy đi sự sống của chúng ta.  Cái chết nó cũng không chờ đợi lứa tuổi để mà có thể sống theo tuần tự: sinh – bệnh – lão – tử.  Cái chết đến với người già cũng như người trẻ ngang nhau.  Có người chết trẻ. Có người chết già.  Có người chết bất thình lình.  Có người chết từng giờ vì cơn bệnh nan y.
     
    Vào ngày 10/04/2010 cả thế giới cũng ngỡ ngàng trước sự ra đi đột ngột của vợ chồng tổng thống Ba Lan cùng đoàn tùy tùng gần 200 người.  Họ đã tử nạn trong một chuyến bay đến Nga để dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày khoảng 22.000 binh sĩ Ba Lan bị sát hại.  Chiếc máy bay đã không đưa họ đến nơi dự định mà đã đưa họ về với trời cao vào lúc 11g00 trưa cùng ngày.  Họ đã kết thúc cuộc đời vào lúc mà họ không ngờ, và chắc chắn họ vẫn chưa chuẩn bị cho chuyến đi định mệnh một cách vĩnh viễn này.
     
    Mỗi ngày chúng ta cũng chứng kiến biết bao cái chết tức tưởi bởi đột quỵ hay bởi tai nạn giao thông.  Trung bình ở Việt Nam mỗi ngày có hơn 32 người chết bởi tai nạn giao thông.  Mỗi năm thiên tai lũ lụt cũng gây nên biết bao cái chết oan khiên đắng cay.  Pakistan mới trải qua cơn lũ kinh hoàng đã cướp đi hơn 1500 sinh mạng. Sự chết dường như không kiêng nể ai.  Sự chết có thể đến với bất cứ ai và ở mọi nơi, mọi lúc.
     
    ***********************************************
    Xem ra sự sống và sự chết không nằm trong những toan tính dự định của chúng ta.  Chúng ta không có quyền chọn lựa để tiếp tục sống hay chết.  Không có quyền chọn lựa về cách chết.  Và càng không có quyền chọn lựa thời gian để chết.  Sự chết dường như vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.  Sự chết sẽ chấm dứt mọi sự nơi dương gian của chúng ta.  Công danh, sự nghiệp.  Giầu có hay khó nghèo cũng kết thúc như nhau với nấm mồ nhỏ bé bốn tấc đất như nhau.
     
    Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức.  Tỉnh thức để chờ đợi chủ trở về.  Sự chờ đợi khôn ngoan là chăm chỉ làm việc bổn phận của mình.  Sự chờ đợi tích cực là tích luỹ kho tàng không bao giờ bị hao hụt hay mối mọt phá hoại là những việc lành phúc đức.  Sự chờ đợi trong kiên nhẫn, dầu là lúc đêm khuya hay lúc bình minh sắp ló rạng vẫn luôn tỉnh thức vì không biết chủ về vào lúc nào.  Chủ về với hàm ý chính Thiên Chúa sẽ đến viếng thăm mỗi người chúng ta qua các ơn lành, qua các bí tích . . . Chủ về cũng có nghĩa là ngày Chúa đến để đưa linh hồn chúng ta ra khỏi thế gian. Chủ về cũng có nghĩa là ngày cánh chung, ngày đó sẽ khép lại toàn bộ lịch sử của nhân loại.  Chủ sẽ vui mừng thấy chúng ta tỉnh thức hay chủ sẽ giận dữ thấy chúng ta đang u mê lười biếng.  Chủ sẽ thưởng công hay luận phạt tùy theo thái độ sống của chúng ta.
     
    Thế nên, sự khôn ngoan mời gọi chúng ta hãy sống giây phút hiện tại một cách tích cực.  Hãy sử dụng thời gian một cách hợp lý.  Đừng dùng giây phút hiện tại để phạm tội.  Đừng lao vào những đam mê mù quáng.  Hãy sống tích đức để mua lấy Nước Trời mai sau.  Nhưng đáng tiếc cho nhân loại hôm nay vẫn còn đó những người sống thiếu tỉnh thức bằng đời sống lười biếng và thiếu trách nhiệm trong bổn phận của mình, vẫn còn đó những người sống ngụp lặn trong đam mê tội lỗi, vẫn còn đó những người sống tham lam bất chính hơn là tích đức cho đời sau.  Họ sẽ mất cơ hội tham dự tiệc của tình yêu mà chính Thiên Chúa sẽ thiết đãi họ.
     
    Ước gì mỗi người chúng ta hãy sống giây phút hiện tại như là giây phút cuối cùng của đời mình để chúng ta sống có trách nhiệm hơn, sống tỉnh thức hơn.  Ước gì mỗi người chúng ta cùng được chủ vui mừng đón tiếp trong bữa tiệc vĩnh cửu nơi quê hương trên trời.  Amen!
     
    Lm.Jos Tạ duy Tuyền
     
     
     
  10. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Tiền của là con dao hai lưỡi ( thương tặng TNL, Helen)

    Cô Xuân mồ côi cha từ thuở niên thiếu.  Nhờ sự tận tụy làm việc của mẹ trong nghề giáo viên tiểu học, Xuân đã học xong bậc trung học, kế đó, vào ngành trung học thư ký, và được thâu nhận và một công ty lớn.  Mỗi buổi sáng, hai mẹ con cùng ra khỏi nhà một lúc, mỗi người với công việc của mình và chiều lại trở về cùng một giờ như nhau.  Sau một tháng làm việc, chiều ngày lãnh lương, cô Xuân trở về sớm hơn sung sướng chờ đợi mẹ về, cô muốn dành cho mẹ một sự ngạc nhiên vui mừng lớn.  Cô đặt những tờ giấy bạc 100 trên bàn, tất cả là 16 tờ 100 đồng.  Cô mỉm cười nhìn những tờ giấy bạc đó và bắt đầu tưởng tượng đến nỗi vui mừng của mẹ cô lúc về nhà, chắc là mẹ cô sẽ hãnh diện vì con gái của mình.  Đó là kết quả của những ngày chăm chỉ làm việc.  Cô ôn lại tất cả trong tâm trí tất cả những lá thư, những giấy tờ cô đã đánh máy, những hồ sơ cô đã cẩn thận thu xếp lại.  Đang lúc cô Xuân vui sướng nhìn những tờ giấy bạc trên bàn và tưởng nghĩ lại những công việc đã làm, thì cô giật mình khi cánh cửa hé mở và mẹ cô bước vào nhà.  Xuân thấy mẹ về và sung sướng nói:
    -          Mẹ ơi, mẹ xem kìa, đây là số lương đầu tiên của con 1,600 đồng, mẹ nghĩ có lớn không mẹ.
    Rồi Xuân đứng chờ xem phản ứng của mẹ như thế nào.  Tiếc thay, phản ứng của bà không pahi là phản ứng mà cô vẫn mơ tưởng và mong đợi.  Bà cởi khăn trùm đầu ngồi xuống cạnh bàn, mở xách tay lấy ra lương tháng của bà mà bà cũng vừa mới nhận được ở trường.  Bà buồn rầu đặt số tiền lương lên bàn rồi gục đầu vô hai bàn tay rồi nức nở khóc.  Từ 18 năm qua, bà đã tận tụy dạy cho một trường tư và hôm nay bà cũng chỉ nhận có 8 tờ giấy bạc 100 đồng.  Chẳng bao lâu nữa, bà sẽ phải nghỉ dạy học, vì đã đến tuổi về hưu.  Thế mà, số tiền lương cuối cùng cao nhất của bà chỉ bằng phân nửa tiền lương đầu tiên của con gái bà.
    *************************************
    Tiền của là con dai hai lưỡi.  Tiền có thể là dụng cụ để xiết chặt tình nhân đới, để biểu lộ tình tương thân tương ái.  Tiền bạc kết quả là mồ hôi nước mắt cha cha mẹ, là biểu hiện tình thương của cha mẹ đối với con cái, để lo cho nhu cầu hạnh phúc tương lai con cái.  Khi chúng ta tự tặng ai món quà nào, nếu được mua từ giá hy sinh của tình thương thì vẫn là món quà đáng quí trọng hơn là món quà đắt tiền nhưng lại trống rỗng tình thương.  Tiếc thay, nhiều lúc chúng ta chỉ dừng lại nơi những giá trị bên ngoài của quà tặng, đánh giá nó như cái nhìn nông cạn của cặp mắt trục lợi, mà quên đi giá trị sâu xa của nó.  Chúng ta đặt lượng vấn đề vật chất hơn là phẩm chất tinh thần của nó.  Đó là lý do của biết bao sự hiểu lầm ngay cả với những người thân thương trong gia đình, là lý do làm sứt mẻ nhiều mối tình bằng hữu và đưa tới những thảm cảnh đổ vỡ gia đình.  Tiền bạc có thể làm mù quáng trí khôn và sự phán đoán để rồi nhường chỗ cho các đam mê và dục vọng thống trị, chẳng hạn như tính kiêu ngạo, lòng ích kỷ ghen ghét, thù hận.  Cũng vì một chút tiền bạc mà chúng ta không còn biết nhìn nhận cái hay cái tốt một cách khách quan để thông cảm, chung vui và cộng tác với nhau, để rồi chỉ đóng kín trong cái nhìn thiển cận của cái nôi ích kỷ, và gặm nhấm những cay đắng của thái độ than thân trách phận.
    *************************************
    Lạy Chúa, Chúa nhìn thấy những tờ giấy bạc, những đồng tiền trong tay con đây, chỉ có Chúa mới nhìn thấy rõ những bí ẩn chứa đựng trong đó và quãng đường chúng đã trải qua, đến những gì còn ẩn giấu sau những tờ giấy bạc này.  Những tờ giấy bạc có thể tạo ra hạnh phúc hay khổ đau, sức khoẻ hay chết chóc, là kết quả của sức lao động mồ hôi nước mắt hay là của bất công gian dối.  Này đây con xin dâng lên Chúa những tờ giấy bạc, những đồng tiền này với tất cả mầu nhiệm vui mừng, cũng như mầu nhiệm đau thương của con.  Con cám ơn Chúa, vì món quà của sự sống, của niềm vui mà Chúa ban tặng cho chúng con.  Với tiền bạc, con cũng xin Chúa thứ tha những điều gian dối, những khổ đau đã phát sinh bởi đồng tiền.  Hơn nữa, con xin dâng lên Chúa những tờ giấy bạc này, như biểu hiện bởi lao công khó nhọc của mồ hôi nước mắt, của tình thương con người, là những điều mà tiền bạc sẽ không thể nào làm cho ra mục nát, nhưng sẽ được biến đổi thành sự sống muôn đời.  Amen!
    Trích Suy Niệm Mỗi Ngày, Nhóm Tác Giả - Vietnam
     
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng tám 2010
  11. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    MẸ ƠI, CON VỀ ĐÂY!
     
    Dù ngày nay nhạc sĩ Phạm Duy có thể có nhiều thay đổi về cuộc sống hoặc lập trường, thì không ai có thể phủ nhận những bản dân ca của ông thấm vào lòng người Việt.  Đằm thắm, da diết, nhất là những bài hát về hình ảnh “Bà Mẹ Quê”: vất vả trăm chiều, nuôi một đàn con chắt chiu...  Trời mưa, trời mưa ướt áo mẹ già, Bà bà mẹ quê! Đêm sớm không nề hà chi…  Ngày tháng không ao ước gì. Nhỏ giọt mồ hôi, vì đời trẻ vui”.  Hoặc khi con què cụt trở về từ chiến tranh: “Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ.  Tiếc rằng ta đôi mắt đã loà, vì quá đợi chờ” (Ngày trở về).  Với mẹ, không đứa con nào là lớn cả, dù có làm đến ông nầy bà nọ, vẫn luôn cần đến những lời an ủi chia sẻ hay đơn thuần chỉ là bóng dáng còm cõi theo năm tháng của mẹ hiền. Mẹ luôn bênh vực che chở cho con.  Không ai không thấy lòng bồi hồi khi nghe những câu hát bài “Lòng Mẹ” của Y Vân.  Hôm nay chúng ta mừng lễ Mẹ lên Trời Vinh Hiển.  Ngày mai, rằm tháng Bảy, là lễ Vu Lan, khiến nhiều người nhớ đến tập sách mỏng của nhà sư Nhất Hạnh “Bông Hồng Cài Áo” và bài hát sáng tác dựa theo ý tưởng ấy: Bông hồng trắng cài lên áo cho những người không còn mẹ.  Bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ.  Người Công giáo luôn cài bông hồng đỏ, vì Mẹ Maria linh hồn và xác vẫn luôn sống giữa con cái Mẹ.  Hạnh phúc ngập tràn ấy, nếu ai không ý thức từng phút giây để tận hưởng tình thương và sự chăm sóc vỗ về, mà chỉ sống như người mồ côi, thì quả là bất hạnh, quả thật đáng thương hại.  “Một bông hồng cho em. Một bông Hồng cho anh và một bông hồng cho những ai cho những ai đang còn Mẹ” (Bông Hồng Cài Áo).  Biết bao người Công giáo sống như những người mồ côi Mẹ.

    Có người nói rằng giáo dân Việt Nam quá uỷ mị khi chỉ thích hát những bài ca về Mẹ Maria tha thiết, nỉ non, nhưng nhiều khi sai thần học.  Làm sao khác được!  Làm sao định nghĩa được tình yêu!  Có ngôn từ nào đủ hay, đủ đẹp, để diễn tả tình yêu của một người mẹ, của Người Mẹ trên mọi người mẹ là Đức Maria?  Những lúc nguy nan, Mẹ luôn hiện diện ngay bên, ở La Vang, ở Trà Kiệu, ở Tà Pao, ở Măng Đen…  Giáo Hội Việt Nam tồn tại và phát triển không nhờ những thần học rườm rà, cao xa, và chỉ dừng lại ở lý thuyết.  Tín hữu Công giáo Việt Nam bày tỏ lòng yêu mến, tôn sùng Mẹ bằng cử chỉ và hành động thiết thực: qùy gối, cầm chuỗi mân côi đọc, hát những lời ca tụng, cảm tạ, chan hoà nước mắt mừng vui và sầu buồn, nhưng tràn đầy tâm tình tri ân, tin tưởng và cậy trông.  Thấm thía hơn ai hết câu “xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời” (Kinh Hãy Nhớ).  Cái “gien” mà: Lòng yêu mến sùng mộ Mẹ Maria đã thành máu và di truyền!  Mẹ Maria gần gũi người dân Việt với hình ảnh tần tảo, âm thầm, quên mình, hy sinh cho hạnh phúc gia đình.
     
    Tín điều “Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời” mà Đức giáo hoàng Piô XII đã định tín ngày 01.11.1950 chỉ xác nhận điều mà con cái Mẹ luôn xác tín.  Đối với tín hữu Công giáo, giấc miên-du (Dormition), giấc ngủ ngọt ngào của Mẹ, chỉ là một khoảnh khắc để xoá đi biên giới không gian và thời gian và trả về cho Mẹ con người thật mà Thiên Chúa dựng nên: tinh tuyền, không vướng tội truyền, khắc tinh của ma qủy và sự dữ. 
     
    Mẹ không chỉ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, mà còn là Máng Thông Ơn Thiên Chúa, nghĩa là mọi ơn sủng, phúc lành Thiên Chúa ban, đều qua Mẹ, điều mà Giáo Hội đã muốn tuyên bố thành một tín điều.  Trong niềm tin của mọi tín hữu, đó là điều không cần bàn cãi!
     
    Khi nói “phía sau người đàn ông thành đạt, có bóng người phụ nữ”, người ta hay nghĩ tới người vợ. Thực ra, đó còn – và nhất là - người mẹ: sự hình thành nhân cách, nghề nghiệp, và thành công hôm nay, phần lớn đều do người Mẹ ngay từ tuổi thơ.  Điều đặc biệt mà chúng ta vui mừng cảm tạ hôm nay, ngày lễ Chúa cho Mẹ linh hồn và xác về trời, cũng tỏ rõ lòng hiếu thảo của Chúa Giêsu và vai trò quan trọng của Mẹ Maria trong chương trình tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa.  Đó là sự hiện diện của Mẹ, không chỉ như “một bóng dáng”, mà là một nhân tố không thể thiếu, hoạt động tích cực và đầy quyền năng bên cạnh Thiên Chúa.  Trong khi hầu như đằng sau hay bên cạnh các vĩ nhân trong các tôn giáo, trong giới kinh doanh, chính trị, đều không thấy bóng dáng các bà mẹ hoặc chỉ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” (Cung Oán Ngâm Khúc).  Ngoài ra, tuyệt đại đa số ơn gọi tận hiến, ơn thiên triệu linh mục là do người mẹ, không chỉ ngày đêm gợi ý, khuyến khích, cầu nguyện, không chỉ khi chọn lựa, mà cả trong những giờ phút quyết định và suốt trong cuộc đời làm linh mục.  Người ta nhớ đến thân mẫu của Thánh Giáo hoàng Piô X, thân mẫu của Thánh Gioan Bosco.  Nhiều người hẳn chưa quên lời của Đức cố hồng y Nguyễn Văn Thuận khi nói về thân mẫu ngài: “Tôi nhớ những lời thân mẫu của tôi, vì đối với tôi như những lời khuyến cáo tôi trong cuộc đời linh mục”.
     
    Nói về Mẹ Maria thì bao giờ cho đủ, bao nhiêu cho vừa!
     
    Dù ở nơi đâu, bất cứ khi nào, trong an vui hay lúc sóng gió, những khi mệt mỏi trên đường lữ thứ trần gian, con nhìn về Mẹ, lòng ngập tràn hân hoan cảm mến và hét to lên rằng : “Mẹ ơi, con về đây!”.  Con muốn dùng những câu hát trong bài “Bông Hồng Cài Áo” của Phạm Thế Mỹ để thưa với Mẹ:
     
    Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
    Rồi nói, nói với Mẹ rằng "Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
    - Biết gì ? "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"
     
    CVK Nguyen The Bai
     
  12. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

     
     
    THA THỨ VÌ GIÁ TRỊ SỰ SỐNG
     
    Vào một bối chiều tối ngày 27 tháng 12 năm 1982, Jack Kelly, một vận động viên Olympic nổi tiếng, cùng vợ là Sandee ngừng xe tại trạm xăng trong thành phố Fort Lauderdale, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.  Ông bước vào hộp điện thoại công cộng để hỏi người bạn về đường đi đến một buổi tiệc.  Khi Ông Kelly vừa cầm điện thoại lên, ông cảm thấy ớn lạnh phía sau của mình vì một họng súng chỉ thẳng vào gáy ông.  Kẻ cầm súng yêu cầu ông Kelly phải đưa hắn tiền.  Kelly nói, “tôi bị lạc.” Giọng tên cướp nói nhỏ vừa đủ nghe, “Vợ của mày sẽ là người tiếp theo nếu mầy không đưa tiền cho tao.”  Dĩ nhiên ngay sau đó, Kelly bị gây tổn thương và tên cướp bỏ đi.  Kelly được đưa đi cấp cứu ngay sao đó; và trên đường tới bệnh viện Broward General Medical Center, Kelly thều thào với vợ mình, “Em hãy cứu lấy anh ta, vì anh ta đã cứu cuộc đời của anh.” [1]
     
    ***********************************
    Kính thưa quí vị và các bạn, câu chuyện của ông Kelly hôm nay nhắc chúng ta thái độ nhận ra ân huệ của sự sống sẽ giúp chúng ta dễ dàng thực hiện sự tha thứ.
    Làm thế nào ông Kelly lại dễ dàng bảo vợ mình hãy tha thứ và cứu lấy tên cướp, dù tên này đã bắn hại chính mình.  Có lẽ ông Kelly nói một cách dễ dàng như thế, vì ông đã cảm nghiệm được giá trị của cuộc sống.  Với ông sự sống là một quà tặng mà tự chính ông không thể có được.  Dù bị hại, nhưng ông vẫn nhìn thấy sự may mắn vì còn sống sót và phải biết nói lời cám ơn đối với kẻ hại mình, vì kẻ hại mình chưa giết mình.  Lòng quảng đại của ông Kelly dường như là một điều vượt quá khả năng của chúng ta.  Nhưng thực ra, vẫn có những con người đã thực hiện như thế.
    Vào ngày 13 tháng 5 năm 1983, Đức Giáo Hoàng John Paul II bị  Mehmet Ali Agca ám sát. Sau khi bình phục, Đức Giáo Hoàng đã vào nhà tù để thăm người đã giết hại mình, và đồng thời Ngài đã tha thứ cho anh ta.
    Các bạn thân mến, lòng quảng đại và sự tha thứ của ông Kelly và của Đức Giáo Hoàng John Paul II làm cho chúng ta phải cúi đầu suy gẫm, ngưỡng phục.  Vậy nếu những con người xương thịt như chúng ta cũng đã tha thứ cho kẻ cố ý hãm hại mình - là những con người hoàn toàn xa lạ, thì chúng ta còn ngần ngại gì nữa mà không tha thứ cho những người thân của mình - những người mà chỉ xúc phạm đến chúng ta qua những lời nói vì thiếu suy nghĩ, dại dột, và vụng về?  Chẳng lẽ chúng ta không thể tha thứ cho những người từng chung sống dưới một mái nhà, từng chia sẻ một bàn ăn, và có khi cùng chung một giòng máu hay sao?
    Sự sống của mỗi con người là vô giá và không có gì có thể thay thế được.  Nhận ra giá trị chân thật này sẽ giúp chúng ta yêu thích sự sống hơn.  Những ai đã từng đối diện hay chứng kiến người thân mình trong giây phút lâm chung chắc đã hiểu rõ giá trị của sự sống.  Chính giây phút lâm chung ấy, chúng ta đối diện với sự bất lực của con người.  Trong giây phút lâm tử đó, không ai có thể níu kéo sự sống của người thân chúng ta lại được cả.  Hiểu như thế, chúng mới thấy được giá trị của hạnh phúc, của sự xum họp, của tình anh em bạn hữu.  Hiểu thân phận ngắn ngủi của chính mình để chúng ta có thể sống đại lượng hơn, bao dung hơn và sẵn sàng tha thứ dễ dàng hơn.
     
    ***********************************
    Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra giá trị sự sống mà Chúa ban cho chúng con.  Vì chính khi nhận ra giá trị này, chúng con sẽ dễ dàng tha thứ hơn cho chính mình và cho anh em mình.  Amen!
     
     Br. Huynhquảng 
     
  13. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    KHUNG CỬA HẸP

    Cuộc sống của con người trên dương thế này phải đối diện với nhiều trạng thái và hoàn cảnh khác nhau. Những trạng thái và hoàn cảnh đó được ví như những cánh cửa cuộc đời. Có những cánh cửa rất lớn; rất rộng, nhưng cũng có nhiều cánh cửa rất hẹp: Cửa hẹp khi học sinh thi vào đại học. Cửa hẹp khi người công nhân đi xin việc làm. Cửa hẹp của bệnh nhân đang chiến đấu tranh giành giữa sự sống và cái chết. Cửa hẹp trong cảnh mất mát chia lìa của người thân yêu trong gia đình..v..v.. 
    ***

    Bạn thân mến! Sống là phải phấn đấu để bước qua cửa hẹp. Cửa càng hẹp, càng phải cố gắng nỗ lực thật nhiều. Nếu thiên đàng có cửa, thì chắc hẳn vào được cửa thiên đàng cũng phải phấn đấu với rất nhiều cố gắng và quyết tâm nỗ lực… Cửa hẹp mà vào được thì mới quý, mới hãnh diện.
    Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở ta: “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp”(Lc 13,24), vì “cửa hẹp dẫn đến sự sống đời đời”(Mt 7,14). Chiến đấu ở đây là chiến đấu với chính mình, với cái tôi cồng kềnh của mình, cái tôi nặng nề vì những thu tích cá nhân, cái tôi phình to vì tự hào và kiêu căng đầy tham vọng.
    Thật ra cửa vào Nước Trời rộng thênh thang, không phải là cửa hẹp, nhưng hẹp vì “cái tôi” của ta quá to lớn cồng kềnh . Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp. Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả mọi người có thể vào được, vì vào Nước Trời cần phải có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu. Cần nỗ lực liên tục để cắt xén “cái tôi” của ta, để giữ cho “cái tôi” của ta trở nên bé nhỏ; khiêm hạ trước Thiên Chúa và cởi mở trước anh em.
    Cái tôi của ta luôn có khuynh hướng phình to vì những thu tích cho chính mình: tri thức, tiền bạc, khả năng..v..v.. Cả những kinh nghiệm, tuổi tác, đạo đức, chức vụ… cũng có thể làm cho “cái tôi” của ta trở nên xơ cứng và phình to.
    Phải trở nên nhỏ bé như trẻ thơ thì mới được vào Nước Trời (Mt 18,3). Cần phải biến đổi và tự hạ để có thể vào được Nước Thiên Chúa (Mt 18,3-4). Quả thật, đời sống người Kitô là một cuộc chiến đấu không ngưng nghỉ, một cuộc chiến đấu liên lỉ với chính mình. Khi ta cắt xén “cái tôi” của mình, khi ta tự hủy thân phận của mình, ta sẽ dễ dàng đi qua cửa hẹp, để bước vào cuộc sống hạnh phúc đời đời trong Nước Thiên Chúa.
    Đức Giêsu cũng chính là “Cửa” để ta bước vào Nước Trời.  Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu:
    Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình sâu thẳm: Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp. Là Thầy, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ. Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã tự nguyện để bị đối xử như một tội nhân.
    Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ: Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Trong cuộc tử nạn, Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.
    Chúa Giêsu đã khai mở con đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã bước qua. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người, phải phấn đấu để khiêm tốn hạ mình, phải từ bỏ cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.
    ***

    Lạy Chúa Giêsu! Xin ban ơn giúp sức cho con để con không ngừng nỗ lực phấn đấu với chính mình, biết “bỏ mình, vác thập giá mình” mỗi ngày mà bước đi theo Chúa. Amen.

    Tổng hợp từ R. Veritas
    (BĐ1: Isaiah 66:18-21 – BĐ2: Do Thái 12:5-7,11-13 – PÂ:Luca 13:22-30)
     
     
  14. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

     
    TRUYỆN CÂY NHO
    Có cây nho xinh, lá mịn màng.  Người làm vườn chờ nắng lên, tiễn ngày đi, bên vườn nho ấp ủ một mùa sai trái.  Ngồi bên luống nho như ngồi bên dòng đời.  Người làm vườn nhìn màu lá dập dờn trong nắng như màu hạnh phúc đổ xuống tâm hồn. Bình an và chờ đợi.  Thời gian và nôn nao.
    Chúa bảo mỗi người là một cành nho trong vườn nho thiêng liêng Nước Trời.  Trên màu nắng vỗ, lá non bóc vỏ mình xanh tươi theo ngày tháng.  Lời gọi của Chúa cũng vậy, muốn kẻ theo mình bước dần về Jêsusalem cùng lãnh ơn cứu rỗi, cùng lên phục sinh.  Trong vườn nho thiêng liêng, có nhánh nho kể chuyện đời mình:
    Cành nho kể chuyện
    Ngày xưa, tôi là một cành nho xinh.  Tôi xin kể chuyện những gian nan đời tôi.  Trong những ngày tháng ấy, người làm vườn nói với tôi nhiều lắm.  Chúng tôi tâm sự với nhau bên những chiều úa nắng, những bình minh.  Có hy vọng, có đau đớn, có mệt mỏi, có lừa dối.  Tôi xin kể lại những tâm sự ấy như một đoạn đời thiêng liêng.
    Không biết tôi vào đời lúc thời gian đang là xuân, hạ, hay thu.  Từ một mầm non nhỏ, tôi chào nắng. Nắng ấm làm tôi nôn nao, rồi sức sống như bùng vỡ trong tôi, bao nhiêu mầm non khác trong da thịt tôi vỡ vỏ chào nắng theo.  Tôi thành một cành nho xinh đẹp, rũ lá xuống vườn nho.  Người làm vườn rất vui, nhìn tôi mơ một mùa nho sai trái.
    Rồi một ngày bất ngờ, có cơn gió vô tình từ đâu bay tới, làn gió như nghịch như đùa, nó làm chùm lá đập vào nhau, rách rơi xuống đất ẩm.  Tôi đâu biết trên đời lại có gió như thế.  Lần đầu tiên tôi gặp gió. Tôi thua cuộc trong cái thờ ơ không biết chuẩn bị đề phòng.  Người làm vườn thương tôi, đến bên tôi, và người làm vườn ấy dâng một lời kinh:
    “Lạy Chúa, đời sống thiêng liêng của mỗi tâm hồn, mỗi gia đình, mỗi tu viện cũng giống như cành nho.  Người ta nói về những chùm nho đẹp, nhìn những cành lá xanh mà ươm mơ.  Nhưng gió đến, lá xanh có thể rách, chùm nho càng sai thì càng dễ rơi xuống.  Cành nho vững được trước gió là nhờ những sợi dây nho nhỏ cuốn vào hàng rào.  Chính những sợi râu nhỏ không ai để ý, chả ai nói tới, lại mang một trách nhiệm lớn như thế.  Gió có thể làm chính những cành lá đập vào nhau mà rách.  Giống như cuộc đời vậy, lúc gió bão cuộc đời xẩy ra thì chính anh em trong nhà, người trong cùng tu viện, kẻ trong một Giáo Hội, vợ chồng với nhau có thể xâu xé nhau.  Những sợi râu nhỏ kia là hình ảnh của những giây phút cầu nguyện và xét mình.  Nó nhỏ và âm thầm, nhưng thiếu nó, đời sống thiêng liêng sẽ sụp đổ.  Chùm nho có đẹp, lá có xinh, nhưng không có những sợi râu bám chặt vào thân rào, gió sẽ làm nó tan tác.  Bao nhiêu công trình tông đồ đẹp như mùa nho sai trái, nhưng thiếu cầu nguyện và xét mình, nên chúng trở thành ghen tị, hiềm khích chống đối lẫn nhau.  Những sợi râu nhỏ ấy có thể là những tối hồi tâm chung giữa vợ chồng, gia đình đọc kinh chung.  Nó có thể là xét kỹ xem đâu là căn tính hướng đi của Tin Mừng mà một người có trách nhiệm trong Giáo Hội phải đặt tiêu chuẩn.”
    *************************************
    Sau lời nguyện của người làm vườn, sau trận phong ba ấy, tôi dè dặt hơn vì biết gió đến bất chợt.  Tôi khôn ngoan hơn trong những cái nhìn.  Tôi không tự hào lắm về những cành lá xanh nữa.  Tôi biết, không có những sợi râu nhỏ kia, gió sẽ tàn phá chúng tôi.  Từ đó, tôi có cái nhìn thiết tha hơn với những gì mà tôi coi là nhỏ bé tầm thường trên giàn nho gia đình chúng tôi.  Chắc là trong cuộc sống của loài người cũng thế phải không, biết đâu những đóng góp kín đáo bằng cầu nguyện, hy sinh của những người mà xã hội coi thường đã giữ cho cộng đoàn sức sống?  Biết đâu những người tôi cho là quê mùa, những gì tôi coi thường là nhỏ bé, trước mặt Chúa lại là những viên đá nền tảng cho Giáo Hội?
    Nhờ nắng ấm, nhờ sương hiền của trời, cành nho tôi hôm nay bắt đầu có trái.  Ôi! tôi còn nhớ sáng ấy, người làm vườn vui làm sao.  Ông ta cứ loanh quanh bên gốc nho, xoa từng màu xanh, săn sóc từng đốm hồng trên chùm lá.  Ông nhìn vườn nho, mà tôi biết trong tim ông vui lắm.  Ông đang nghĩ tới một năm được mùa.  Nhưng bạn ạ, cuộc đời có những gian nan không ngờ.
    Trên cành nho, có một tàn lá rất xinh.  Màu vàng của nắng, màu xanh của mình, chùm lá đẹp làm sao! Người ta nhìn vườn nho, cứ dựa vào màu lá mà khen vườn nho.  Úa vàng là vườn nho bệnh hoạn, xanh tươi là vườn nho hy vọng.  Trong chùm lá ấy, “ẩn mình một cánh lá chờ chết.”  Cánh lá giấu mặt đằng sau một tổ sâu!  Nó chỉ khoe màu xanh mặt trước mà che kín một màu tang tóc phía sau.  Từ cánh lá “ẩn mình chờ chết ấy”, vết chân sâu bò dần sang những cánh lá khác, đi tới đâu là rải xuống mầm hoang vu.  Sâu không bao giờ chịu xây tổ dưới một cọng lá, sớm muộn rồi nó cũng lan qua, tàn phá những tàn lá chung quanh.  Vết chân sâu tiêm vào chùm nho đang giữa mùa chín tới.  Người làm vườn đâu có ngờ trái nho chua rồi, nó chỉ còn màu xanh vẻ đẹp bên ngoài thôi.  Rồi thời gian cũng đến.  Xót xa trong tim người làm vườn.  Rồi tôi cũng nghe như nỗi buồn từ từ rơi xuống hồn tôi.  Thấm thía.  Xa vời.  Lời rất sâu trong trái tim người làm vườn ấy, vào một ngày ủ dột, dạy tôi lời kinh nguyện:
    Lạy Chúa, tội lỗi là những sa ngã kín đáo, ai cũng sợ người khác biết.  Che dấu là cảm dỗ ngọt ngào xúi đẩy nhiều tâm hồn trở thành lừa dối.  Cuộc sống chung là một liên hệ hòa hợp, tình trạng thánh thiện hay tội lỗi của người này có ảnh hưởng tới đời sống thiêng liêng của linh hồn kia.  Khi một gia đình, một tu viện mà có những người thánh thiện, giữ tâm hồn sạch tội thì hạnh phúc sẽ chan hòa sang nhau.  Như những nhánh sông chảy bên rễ vào nhau, dòng nước sẽ trong nếu có nhiều nhánh sông trong, dòng nước sẽ đục nếu những nhánh sông đó đục.  Tội lỗi của một cá nhân trong gia đình, trong tu viện ấy có thể giấu kín, nhưng sức sống thiêng liêng trong gia đình ấy sẽ bị mất, niềm vui trong tu viện ấy thành nhạt.  Xin Chúa cho con can đảm để Chúa bắt những con sâu tội lỗi ấy qua bí tích giải tội.  Vì như những con sâu đó, tội trong con sẽ phát sinh ra những xét đoán thiếu công bình.  Khi mất bình an, con sẽ dễ cay nghiệt, dễ nóng giận.  Ðiều đó làm cho những chùm nho thiêng liêng thành chua chát, mất vẻ đẹp của linh hồn con, gia đình con, tu viện con.
     
  15. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    KHIÊM NHƯỜNG VÀ TỰ HẠ

    Nếu liệt kê những vật dụng mà con người cần đến trong cuộc sống, chắc hẳn ta không thể bỏ qua những chiếc ghế: Ghế ngồi nơi phòng khách, ghế ngồi trong bàn tiệc, ghế ngồi trong nhà thờ, ghế ngồi nơi công viên ..v..v..Ngoài ra còn có những chiếc ghế vô hình nhưng khá quan trọng: Ghế của chức vụ, ghế của quyền lực, ghế của danh dự tiếng tăm… Những chiếc ghế này đã tạo ra những tranh chấp và thù hận trong cuộc sống.  Bởi thế, con người luôn tranh đấu để có chiếc ghế cao, luôn giành giật để có chiếc ghế đẹp, và luôn nỗ lực cố gắng bảo vệ chiếc ghế của mình.
    ***

    Bạn thân mến! Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế.  Bởi thế cho nên khi thấy khách đi dự tiệc cứ chọn ghế cao trọng nhất mà ngồi, Chúa Giêsu đã lên tiếng khuyên bảo họ trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay:“Hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến và nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho". Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn“(Lc.14:10).

    Trong cuộc sống hôm nay, giữa một thế giới tự cao tự đại và xâu xé nhau.  Đức Giêsu mời gọi ta vượt qua thói háo danh để sống tự hạ và khiêm nhường.

    Nhiều khi chúng ta hiểu sai về khiêm nhường.  Khiêm nhường không có nghiã là tự coi mình không có giá trị gì. Trái lại, khiêm nhường là nhìn nhận mình được Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng những ân sủng, là biết mình đã lãnh nhận tất cả từ Thiên Chúa và lớn lên mỗi ngày nhờ tha nhân, là được Ngài ban cho những khả năng chuyên biệt, và rồi biết dùng những món qùa này để phục vụ tha nhân.

    Khiêm nhường không phải là khinh rẻ bản thân, cũng không phải là thụ động, không dám nhận trách nhiệm, trách nhiệm làm người ở trên đời và làm con của Thiên Chúa.  Khiêm nhường lại càng không phải là một mặt nạ để lôi kéo sự chú ý của người khác: tôi hạ mình xuống để được tôn lên.

    Hôm nay Chúa Giêsu cũng khuyên bảo ta: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc.14:11).  Ai tôn mình lên, dù lộ liễu hay kín đáo, sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống.  Ai thực tâm hạ mình xuống qua việc phục vụ, sẽ được Thiên Chúa tôn lên.  Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, tuy có giá trị đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý và bền vững. Mà Chúa chỉ nâng cao những người tự hạ và khiêm tốn mà thôi.

    Hôm nay, Đức Giêsu cũng nhắn nhủ ta trong việc chọn khách để mời ăn. Ngài khuyên ta nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Ngài đưa ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bất hạnh.

    Thông thường ta thường thích giao du với người có thế giá, có học thức, có của cải, để dễ nhờ vả khi cần. Chính vì thế mà xã hội vẫn còn nhiều người bị bỏ rơi, vì nghèo túng, vì kém cỏi về mọi mặt.

    Ước gì ta biết ra khỏi thế giới quen thuộc của mình, để đến với những người nghèo khó tật nguyền, vì họ đang cần ta nhiều hơn.
    ***

    Lạy Chúa Giêsu!

    Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ, xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống.

    Giữa một thế giới còn nhiều người nghèo đói, xin cho con biết cho đi và đừng thu tích

    Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp, xin cho con biết quý trọng phẩm giá con người.

    Giữa một thế giới không tìm thấy hướng đi của cuộc sống, xin cho con biết xây lại niềm tin.

    Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.

    Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.

    Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.

    Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.

    Amen.

    Tổng hợp từ R. Veritas

    (BĐ1: Hc 3: 17-21, 30-31 – BĐ2: Dt 12: 18-19, 22-24 – PÂ: Lc 14: 1, 7-14)
     
     
  16. samsung

    samsung New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng chín 2010
    Bài viết:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Understanding Love
    Pure, transparent is a beautiful, deep, and strong is another style, because young, you can try, but turtle to mind numb, you know the taste of love, need slow, a little bit to taste. Love is a temptation to fall wow gold. Life there are always some people were bitterly painful past, the memory of these painful, that person, until the elimination period fuzzy feeling gradually, leaving a long scar is, can not touch.
    wow gold
    Love is the most loyal and most reliable things in long period of time, love light, and love the people also dispersed wow gold. If no chance to force involved with, then, had all the good it will become binding, as two people can not get rid of the yoke, those leading to the depths of the soul ... ... that everyone living in their own world, silently observe TV drama to a quiet, but if someone broke into their hearts, they break all the situation, so that heart again in the ripples. People if we really want to follow the sun to pursue, with the soul of waiting, will be affiliated to wait until that moment. All around, always been our habit of neglect, they seem to only leave it when we come to their senses, realize that they are so lucky and happiness, his departure has had a so precious feelings. Love strong as death wow gold, jealousy is cruel as the grave only. Generally speaking, people tend to get love is to give people love. A kind of sincere admiration, when issued, are often provoked admiration of others. Pure love is a positive factor in life, the source of happiness. Love is the most loyal and most reliable things in long period of time, love light, and love the people also dispersed. If no chance to force involved with, then, had all the good it will become binding, as two people can not get rid of the yoke, those leading to the depths of the soul ... ...
    wow gold
    Everyone living in their own world, a TV drama silently observe quiet, but once someone broke into their hearts, they break all the situation, so that heart again in the ripples. People if we really want to follow the sun to pursue, with the soul of waiting, will be affiliated to wait until that moment. All around, always been our habit of neglect, they seem to only leave it when we come to their senses wow gold, realize that they are so lucky and happiness, his departure has had a so precious feelings. Sometimes by their own people moved, when you love someone, when you sincerely bless a person. Have a friend, perhaps a little more than have died of love both vertical and more meaningful. Youth is not silent, but has too many brilliant, not to record, to describe, until youth passed away quietly, you will find all the stories had in mind with deep imprints fjkljuikuyioupokljghj.
    Runescape money
    True love, the road has never been bumpy. Love the pain you all the happiness of other more joyful. The so-called love of self-sacrifice. This is not only dependent on well-being by chance. That I will always love you, like saying: "When you live in, has continued to burn candles wow gold." Love's Crazy, in the most fortunate of all the frenzy. If it is not personal experience, we can not understand the power of love. Little do are becoming increasingly Wife, long devoid of love another. Self-torture or torture people, neither of them, love does not exist. Equality, love is the strongest bond. If you like I love you, then what kind of knife can cut our love it.

    =_=Related Article-_-!

    +_+ http://sanook.ning.com/profiles/blogs/white-sox-at-kauffman-stadium
    +_+ http://chhobi.ning.com/profiles/blogs/white-sox-at-kauffman-stadium
    +_+ http://informationstation.ning.com/profiles/blogs/white-sox-at-kauffman-stadium
    +_+ http://princessofgossip.ning.com/profiles/blogs/white-sox-at-kauffman-stadium
    +_+ http://littlegardens.ning.com/profiles/blogs/white-sox-at-kauffman-stadium
    +_+ http://librarians.ning.com/profiles/blogs/viel-zeit-verbringst-du-beim
     
  17. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    MỜI GỌI ĐỂ TỪ BỎ

    Trên đời chẳng ai có thể đi một lúc hai con đường. Cuộc sống luôn đặt con người trước những lựa chọn, mà chọn lựa nào lại không phải từ bỏ!  Sống là chấp nhận từ bỏ. Có những điều xấu phải từ bỏ như việc nghiện thuốc lá, ma tuý, rượu chè, trụy lạc... Cũng có điều tốt cần phải bỏ để chọn một điều tốt hơn: chọn nghề, chọn trường học, chọn chỗ làm, chọn bậc sống...

    Từ bỏ vì yêu thương sẽ không bao giờ cảm thấy thiệt thòi, mất mát. Từ bỏ vì yêu thương sẽ làm ta nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn:  Người mẹ hy sinh giấc ngủ, thức suốt đêm để lo lắng săn sóc cho con khi con yếu bệnh. Người cha hy sinh ngày nghỉ cuối tuần để làm thêm giờ, kiếm tiền lo cho gia đình con cái…

    Từ bỏ đã trở thành quy luật để sống và lớn lên. Thai nhi không thể ở mãi trong bụng mẹ, dù đó là chỗ an toàn, êm ấm. Đứa bé chẳng thể nào trưởng thành, nếu nó cứ sống mãi bằng sửa mẹ.
    Từ bỏ thường là những cắt đứt đau đớn, như mổ một khối u. Có nhiều người không có can đảm từ bỏ, nên suốt đời bị giằng co, ray rứt.
     
  18. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    CẦU NGUYỆN MÀ KHÔNG ĐƯỢC NHƯ Ý!

    Sau khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã có buổi tiếp kiến hàng ngàn người đồng hương người Đức của Ngài bên trong đại thính đường Phao-Lô.  Họ đã đến Roma để chúc mừng Ngài và cũng để tham dự lễ đăng quang Giáo Hoàng của Ngài. Nhưng trong buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã cảm động thổ lộ tâm tình của Ngài như sau:


    “Trong mật nghị Hồng Y, đã nhiều lần cha cầu xin Thiên Chúa tha cho cha công việc này, vì cha chỉ hy vọng và mong muốn sống những năm cuối đời trong thầm lặng và bình an bên quê nhà, cha nghĩ rằng cha đã xắp sửa hoàn tất công việc mà Thiên Chúa đã giao phó cho cha, và giờ đây với tuổi già sức yếu, cha có thể sống những năm tháng cuối đời trong an bình, bên cạnh người anh ruột mà cha hằng thương mến, đó là đức ông George Ratzinger.

    Thế nhưng khi cuộc đếm phiếu vào chiều thứ Ba (ngày19 tháng 4 năm 2005), từ từ lộ ra là cha được khá nhiều phiếu, cha bắt đầu cảm thấy choáng váng mặt mày vì đây là lưỡi chém rớt xuống cuộc đời của cha. Điều này chứng tỏ rõ ràng là Thiên Chúa không nhận lời cha cầu xin, Ngài không cất chén đắng cho cha.“
    ***

    Bạn thân mến! Có phải cứ thành tâm cầu nguyện thì việc gì ta xin cũng được Thiên Chúa nhận lời?  Nếu không được nhận lời, thì ta phải hiểu thế nào? Nếu đứa con còn nhỏ của ta cứ năn nỉ xin ta cho con bọ cạp để chơi, xin ta cho cái xe hơi để lái, ta có cho nó không?

    Nhiều khi chúng ta có cảm tưởng Chúa ban cho ta con bọ cạp, trong khi có thể chính chúng ta lại xin con bọ cạp mà không hay biết. Con cá Chúa cho, nhưng nhiều lúc ta lại tưởng là rắn. Chỉ có Chúa mới biết rõ điều gì là tốt, là cần thiết, là thích hợp cho ta. Hãy luôn tin tưởng và phó thác vào tình thương của Chúa.  Ngài luôn yêu thương chăm sóc cho ta nên luôn ban cho ta những điều “tốt và hợp”.

    Trong những trường hợp khác, có người phải chịu những thử thách quá lớn trong cuộc sống, những đau khổ dồn dập khiến cho họ gần như mất đức tin, không còn tin rằng Thiên Chúa là người Cha nhân hậu. Họ đã kêu gào lên Chúa nhưng chỉ thấy Chúa thinh lặng. Đau khổ đã làm họ quên đi tiếng kêu xin của Đức Giêsu trên thánh giá "Lạy Cha! sao Cha bỏ con? " Tiếng kêu xin ấy vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay. Thiên Chúa ở đâu? Ngài có nghe tôi nài xin không? Ngài có thấy nỗi khổ của tôi không?

    Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thánh giá giúp ta tìm lại được niềm tin, giúp ta hiểu được phần nào mầu nhiệm của thập giá và đau khổ: “Cha thương Con, nhưng Cha vẫn thinh lặng, vẫn không cứu Con khỏi đau khổ, khỏi sự chết. Cha muốn Con đi ngang qua con đường mà bao người đã đi, con đường tối tăm của niềm tin, của đau khổ và sự chết... Tình yêu của Cha chỉ bừng sáng khi Cha cho Con phục sinh. Cuối đường hầm là ánh sáng. Con phải đi hết đường hầm mới thấy ánh sáng.”
    ***

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, trong Mật Viện Hồng Y vừa rồi, Chúa đã không nhận lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô. Trong vườn cây Dầu, Chúa cũng không nhận lời Đức Giêsu khi Ngài cầu xin cho khỏi uống chén đắng (Mt 26:39.42). Vậy mỗi khi con cầu xin và không được nhận lời, xin cho con biết noi gương Đức Giêsu; bắt chước Đức Giáo Hoàng Bênêđictô để giữ lòng bình tâm và tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa, để nhận biết điều mình cầu xin không phải là ý Chúa, không nằm trong chương trình kế hoặch của Chúa, không mang lại ích lợi cho đời sống thiêng liêng của con. Xin cho con biết phó thác cuộc đời của con trong vòng tay thương yêu của Chúa, Amen .

    Linh Xuân Thôn
     
  19. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    MÓN QUÀ GIÁNG SINH

     

    Hơn hai mươi năm trước đây, vào ngày 3 tháng 12 năm 1989, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa hai siêu cường Nga-Mỹ ở đảo Malta, tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã tặng cho chủ tịch Liên Sô Mikhail Gorbachev một món quà Giáng Sinh khá lạ lùng.  Một viên gạch cũ với ký hiệu hòa bình viết bằng mực sơn loang lổ.

    Có người thắc mắc tại sao món quà lại là một viên gạch trơ trụi loang lổ?  Nếu biết rằng viên gạch đó được lấy từ bức tường Bá linh mới sụp đổ hai tháng trước, ta sẽ không ngạc nhiên.  Viên gạch đánh dấu một khúc ngoặc mới trong thời kỳ chiến tranh lạnh.  Hai siêu cường đã đồng ý giải trừ vũ khí nguyên tử, và cùng hợp tác xây dựng hòa bình. 

    Món quà Giáng Sinh tuy mộc mạc, nhưng lại là một biểu tượng của khát vọng hòa bình.  Viên gạch là nhịp cầu nối kết giữa hai siêu cường, mở ra một thời kỳ mới: từ đối đầu đến đối thoại, từ nghi ngờ đến cộng tác, từ kình địch đến thân hữu.  Hòa bình không phải chỉ là không có chiến tranh, không chỉ là ngưng tiếng súng.  Hòa bình là hoa trái sinh ra từ những tâm hồn thiện tâm, những tâm hồn hướng thượng.

    *********************************

    Bạn thân mến,

    Trên hai ngàn năm trước, nhân loại cũng nhận được từ Trời cao một món quà mộc mạc như thế.  Con Thiên Chúa giáng sinh không kèn không trống, không nhà cửa trú thân.  Dấu chỉ duy nhất để người ta nhận ra Ngài là: “một con trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2, 12).  Đấng Tối Cao đã từ trời xuống, chấp nhận thân phận hữu hạn của con người.  Được cưu mang trong dạ mẹ, Ngài được sinh ra như bao con trẻ khác.

    Đêm Con Thiên Chúa chào đời là một đêm lạ lùng.  Không được chào đời tại mái nhà thân yêu ở Nazarét.  Cũng không được chào đời nơi một căn phòng tử tế dành cho lữ khách ở Bêlem.  

    Tại sao thế?  Đơn giản là vì không có chỗ.  Phải chăng vì Giuse và Maria không đủ tiền trả cho một chỗ qua đêm?  Hay phải chăng các chủ quán đều ngại ngùng khi phải cưu mang một người phụ nữ sắp sanh, vì sợ ô uế, sợ phiền phức?   Ngài đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhân. (x. Ga 1,11). 

    Đấng Cứu Thế đã phải sinh ra trong hang bò lừa.  Phải mất bao lâu Giuse mới tìm được chỗ này trong đêm?  Hãy cảm nếm nỗi lo sợ, vất vả, lúng túng của đôi vợ chồng trẻ.  Họ phải đối diện với những rắc rối lớn lao và bất ngờ.

    Mời bạn hãy hình dung hang đá năm xưa.  Nó rất khác với những gì được chưng bày ở ngoài phố chợ hay trong nhà thờ.  Một chuồng bò lừa xiêu vẹo tối tăm, ẩm ướt, hôi hám.  Tối tăm vì không đèn đuốc chiếu sáng.  Lạnh lẽo ẩm ướt vì ở nơi đồng không mông quạnh, gió lùa sương đêm, không che chắn.  Hôi hám vì là nơi trú thân của súc vật.

    Có người mẹ nào muốn sanh con trong những điều kiện thiếu thốn, mất vệ sinh như thế?  Có người cha nào muốn con mình phải chào đời trong hoàn cảnh cùng cực như thế?  Không nơi nương tựa, không người giúp đỡ.  Maria phải vất vả sanh con một mình.  Giuse phải chạy đôn đáo kiếm củi để sưởi, lấy nước để tắm rửa cho em bé.  Tủi thân lắm chứ!  Chua xót lắm chứ! 

    Nhưng khi tiếng khóc chào đời của Hài Nhi cất lên giữa đêm khuya, ơn cứu độ đã đến với nhân loại.  Ôi lạ lùng thay cách Con Thiên Chúa làm người!

    Món quà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại được gói ghém trong sự đơn sơ mộc mạc như thế đấy.  Một hài nhi thật bé bỏng mong manh, nhưng đó chính là tình yêu trọn gói.  Tình yêu trọn vẹn là tình yêu trao ban chính mình.  Con Thiên Chúa đã không ban phát ơn huệ từ tòa cao.  Nhưng Ngài đến trong những điều kiện thiếu thốn nhất để chia sẻ thân phận mỏng dòn của kiếp người.  Để những ai cô đơn nghèo hèn, những ai bị hất hủi bỏ rơi, nhưng ai bị gạt ra bên lề xã hội, có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài ngay trong cuộc sống.

    Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã ra đời.  Hôm nay, Ngài là nguồn vui, là an bình của bao tâm hồn cô đơn trống vắng.  Hôm nay, Ngài là ý nghĩa của tất cả những lễ nhạc chúng ta cử hành nơi các thánh đường.  

    Nhưng ngoài kia, Ngài cũng bị lạm dụng thê thảm.  Nhân danh mừng sinh nhật Ngài, người ta ăn chơi hưởng thụ phung phí, tổ chức những buổi tiệc thịnh soạn, dạ vũ tưng bừng, đến mức thác loạn ở nhiều nơi. 

    Có mấy ai thực sự nhớ đến ý nghĩa của máng cỏ năm xưa?  Có mấy ai đã thực sự mời Con Thiên Chúa vào tâm hồn mình?  Hay là ông già Noel, cây thông, quà cáp đã thay thế máng cỏ và ngôi sao Giáng Sinh?  Ước gì chúng ta biết phân biệt giữa niềm vui Giáng Sinh và niềm vui hội hè đình đám. 

    Hôm nay, mời bạn hãy trở về với ý nghĩa đích thực của Mùa Giáng Sinh.  Xin hãy dành ít phút dừng lại bên máng cỏ để cảm nghiệm Đấng Tình Yêu đang muốn đi vào cuộc sống chúng ta.  Xin hãy cho Ngài một chỗ trọ trong tâm hồn của mình.

    Bảo Lộc 

    **************************************

    Lạy Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ,

    xin cho con cảm được sự bình an của Chúa,

    ngay giữa những âu lo hằng ngày.

    Xin cho con đón lấy cuộc đời con với bao điều không như ý.

    Và cuối cùng, xin cho con dám sống như Chúa

    vì Chúa đã dám sống như con.  Amen.  (Trích Manna C)

     
     
  20. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    ĐỔI QUÀ

    Niềm tin là tin những gì không thấy và rồi niềm tin sẽ cho thấy những gì đã tin.

    Thánh Augustinô

    ***

    Tôi lớn lên với một niềm tin rằng những chuyện kỳ diệu và tuyệt vời thường xảy ra trong ngày lễ Giáng Sinh, khi những nhà thông thái từ phương Đông đến, khi gia súc thì thầm với nhau trong chuồng vào lúc nửa đêm, và khi ánh sáng từ ngôi sao lạ trên bầu trời cao báo hiệu Con Thiên Chúa đã sinh xuống trần. Giáng Sinh trong tôi lúc nào cũng là một dịp reo mừng, vui hưởng hạnh phúc, và chưa bao giờ tôi hạnh phúc cho bằng lễ Giáng Sinh năm đó, năm mà đứa con trai của tôi, Mẫn, vừa tròn tám tuổi.

    Đó cũng là năm mà mẹ con tôi dọn vào căn nhà xe (trailer) ở vùng đồi núi ngoại ô Redmond, tiểu bang Washington. Vào những ngày gần lễ Giáng Sinh, chúng tôi không mấy háo hức lắm; mặc dù không phải vì cơn mưa giông kéo dài mấy ngày gây sình lầy đường sá và làm sàn nhà chúng tôi ướt đẫm bùn. Từ đầu tháng 12, Mẫn trông vui tươi hẳn ra, và có vẻ bận rộn nhất nhà. Nó là con út của tôi, một thằng bé vui tính, mẫn tiệp và thân thiện với mái tóc vàng hoe. Mẫn có tật khi nghe ai nói cứ nghiêng nghiêng cái đầu về một bên trông như con chó nhỏ. Đúng ra là vì Mẫn bị điếc bên tai trái nên phải nghiêng đầu để nghe cho rõ nhưng chẳng bao giờ thấy nó mở miệng than phiền về khiếm khuyết bẩm sinh đó cả.

    Tôi để ý đến nó cả mấy tuần nay. Tôi biết chắc là Mẫn đang giấu tôi một điều gì đó. Tôi nhận thấy nó siêng năng dọn giường chiếu, đổ rác, hăng hái phụ dọn bàn ăn với các anh chị. Nó âm thầm để dành tiền ăn quà, cất giữ cẩn thận. Tôi không hiểu nó đang toan tính chuyện gì nhưng tôi biết rõ một điều là chuyện nó đang toan tính chắc chắn phải liên quan đến Kha.

    Kha là bạn của Mẫn và chúng nó rất thân nhau từ đầu mùa xuân. Chúng thân nhau đến nỗi nếu gọi tên một đứa, cả hai đều lên tiếng. Thế giới của chúng nằm gọn trong cánh đồng cỏ có con suối nhỏ róc rách chảy ngang, nơi mà chúng mải mê bắt ếch nhái, nơi mà chúng cứ tưởng tượng là một ngày nào đó sẽ tìm thấy một mẩu tên đã rỉ sét hoặc đào được một kho tàng của bọn cướp đã chôn dấu lâu năm. Cũng là nơi chúng thường rong chơi suốt buổi trưa, ngồi tựa gốc cây vung tay ném những hạt đậu cho bầy sóc nâu nhỏ.

    Cuộc sống của mẹ con tôi trong thời gian đó vất vả, và chúng tôi cố gắng bước đi từng ngày. Lương lãnh ra từ hãng gói thịt chỉ đủ tạm cho mẹ con chúng tôi có những bữa cơm thanh đạm. Nhưng so ra vẫn tương đối sung túc hơn gia đình của Kha. Gia đình Kha rất nghèo, và bà mẹ thật chật vật mới nuôi đủ từng ấy miệng ăn, chưa kể quần áo, sách vở cho con cái. Bù lại gia đình vẫn giữ được nề nếp cổ truyền. Riêng mẹ Kha rất tự hào về nếp sống thanh bạch, đôi khi pha chút tự ái qua những luật lệ bà đặt ra cho con cái.

    Tôi cố kiếm cho được một cây thông nhỏ dựng ở góc nhà, trang hoàng đèn đóm khiến căn nhà trông ấm cúng hẳn ra. Mẫn và Kha đôi khi phụ giúp tôi làm món bánh ngọt hoặc đan những rổ nho nhỏ để treo lên cây thông. Nhưng chỉ thoáng một chốc là chúng lại chay bay ra khỏi nhà, chui qua dãy hàng rào truyền điện, ngăn chia căn nhà tồi tàn của chúng tôi và nhà của Kha, và băng mình vào cánh đồng cỏ non xanh rì.

    Vài đêm trước lễ Giáng Sinh, tôi đang bận rộn với những món bánh ngọt pha quế, Mẫn nói với tôi bằng một giọng vui tươi pha chút hãnh diện:

    - Mẹ xem này, con mới mua cho Kha món quà Giáng Sinh. Mẹ muốn biết là cái gì không?

    Ồ! Hoá ra nó để dành tiền là để mua quà cho Kha, tôi nghĩ thầm. Mẫn tiếp tục:

    - Đây là món quà mà Kha mong ước từ lâu rồi.

    Chùi vội tay vào cái khăn, Mẫn trịnh trọng lôi trong túi ra một hộp nhỏ. Tôi mở hé nắp hộp và thấy một cái la bàn bỏ túi, cái la bàn mà Mẫn đã nhịn ăn vặt trong nhiều tuần, để dành tiền mới đủ mua cho Kha. Chúng nó rất cần một cái la bàn như vậy để định phương hướng khi đi sâu vào khu rừng nhỏ phía sau nhà.

    - Món quà thật dễ thương, con ạ!

    Vừa nói xong, tôi cảm thấy một cái gì không ổn vì tôi biết mẹ Kha rất nghĩ ngợi về sự nghèo túng của gia đình họ. Trong nhà đã không dám nói đến vấn đề quà cáp cho con cái vào dịp lễ thì làm sao Kha có thể trao đổi quà với Mẫn khi nó nhận được cái la bàn. Tôi tin chắc rằng mẹ Kha sẽ không cho phép nó nhận món quà Giáng Sinh từ Mẫn, vì Kha sẽ không có gì để đổi lại. Tôi nhẹ nhàng giải thích cho Mẫn về vấn đề đó và thằng bé tỏ ra rất hiểu biết.

    - Con biết, mẹ ạ! Nhưng con đã có cách. Nếu Kha không biết ai tặng quà thì mẹ nó sẽ cho nó giữ cái la bàn.

    Tôi không biết phải trả lời sao với con tôi. Tôi thật sự không biết phải nói thế nào với nó.

    Một ngày trước lễ Giáng Sinh, bầu trời âm u, lạnh lẽo và mưa tầm tã. Trong căn nhà nhỏ hẹp, mẹ con tôi ngồi chống cằm buồn buồn nhìn bầu trời u ám ngoài kia và không tránh được tiếng thở dài ảo não. Nhưng bốn mẹ con tôi cũng sửa soạn lại phòng khách, dựng lại cây thông có bóng đèn điện nhấp nháy cho ngay ngắn, và chuẩn bị bữa cơm chiều để chờ đón thân nhân hoặc bè bạn có thể ghé thăm.

    Đêm xuống. Mưa vẫn rơi. Đứng ở bồn rửa bát, qua lớp cửa kiếng mờ hơi sương, tôi nhìn mông vào bóng đêm và lòng cảm thấy buồn bã lạ thường. Sao lại có thể mưa vào đêm áp lễ Giáng Sinh được? Mấy nhà thông thái phương Đông có thể rong ruổi trên lưng ngựa đến viếng Chúa Hài Đồng vào đêm mưa gió như thế này không? Tôi nghĩ là không! Theo tôi, những chuyện kỳ diệu và tuyệt vời chỉ xảy ra vào những đêm quang đãng, những đêm trong sáng để có thể thấy ngôi sao lạ trên bầu trời.

    Khi xoay người lại nhìn nồi thịt heo hầm và khay bánh nướng trong lò, tôi thấy Mẫn mở cửa biến mình vào màn đêm. Thằng bé chỉ khoác vội chiếc áo mưa, bên trong phong phanh một bộ đồ ngủ và nó nắm chặt hộp quà trong tay. Mẫn băng qua cánh đồng cỏ sũng nước, trườn mình qua dãy hàng rào điện và tiến dần về phía nhà Kha. Căn nhà Kha kia rồi, Mẫn nhủ thầm. Nó nhón chân đi thật nhẹ đến trước cửa, nín thở mở cánh cửa lưới, đặt nhẹ hộp quà ngay ngưỡng cửa, rồi nhấn mạnh chuông.

    Và nhanh như một con sóc, Mẫn quay người, chạy phăng xuống những bậc thềm, cúi đầu, cắm cổ chạy biến vào màn đêm để không ai thấy nó. Bằng bất cứ giá nào Mẫn phải chạy khỏi khu đồng cỏ nhà Kha để không một ai biết nó lảng vảng trước nhà thằng bạn. Trong đầu óc của nó chỉ còn tiếng thúc dục chạy, chạy nhanh lên... Mẫn mải miết chạy băng qua cánh đồng và thình lình nó đâm người vào dãy hàng rào điện.

    Cường độ dòng điện đủ mạnh đẩy Mẫn bật ngược về phía sau, ghim cắm thân hình nó xuống mặt đất. Mẫn nằm chết cứng trên thảm cỏ ướt. Cả người Mẫn run lẩy bẩy và nó đang ôm lấy ngực, cong người để cố hớp lấy chút dưỡng khí. Nằm chết rũ một lúc khá lâu, Mẫn mới gắng gượng ngồi dậy, khuôn mặt nó vẫn còn tái mét vì sợ hãi, cố chống tay đứng lên và chậm chạp lê bước chân yếu ớt đi về nhà.

    "Mẫn!", chúng tôi la lên và đâm bổ về phía cửa. "Sao vậy con?" Môi thằng bé run tái vì lạnh, đôi mắt thất thần nhìn chúng tôi mãi lúc sau mới thốt lên lời:

    - Con quên mất hàng rào điện. Nó giật con mạnh quá!

    Tôi ôm vội lấy thằng út người đầy những bùn. Tội nghiệp con tôi! Người nó vẫn còn run rẩy và tôi thấy rõ một vệt đỏ cháy phỏng chạy từ miệng ra đến tận mang tai. Tôi lấy ngay thuốc mỡ xoa lên vết thương rồi pha cho Mẫn một ly ca-cao nóng. Uống xong ly sữa ca-cao, Mẫn lấy lại vẻ vui tươi thường ngày. Khi ủ Mẫn vào giường ngủ, thằng bé nhìn tôi và nói:

    - Mẹ ơi! Kha không thấy con đâu! Con tin chắc là nó chẳng thấy con!

    Buổi tối hôm áp lễ Giáng Sinh đó, tôi buồn phiền đi vào giấc ngủ và chán nản tự hỏi tại sao một tai nạn quái ác như thế lại có thể xảy ra cho một thằng bé hết lòng vì bạn, tìm cách san sẻ niềm vui Giáng Sinh đến cho người khác kém may mắn hơn nó, làm theo đúng như lời Chúa đã dạy – làm phúc không cho tay trái biết. Cả đêm tôi nằm trằn trọc với nhiều ý nghĩ. Trong tôi đã nhuốm lên một chút tuyệt vọng về ý nghĩa truyền thống của ngày lễ Giáng Sinh: lễ an hòa, lễ tình thương. Những ý nghĩa tươi đẹp đó đang chết trong hồn tôi và tôi cũng mất hẳn niềm tin về một ngày lễ kỳ diệu, tuyệt vời nhất của đời người.

    Nhưng tôi đã lầm.

    Buổi sáng hôm sau, mưa tạnh hẳn và ánh nắng chiếu rọi chan hoà trên muôn vật. Vết cháy phỏng trên khuôn mặt Mẫn vẫn còn rõ nét nhưng tôi biết chắc là không còn nguy hiểm nữa. Chúng tôi mở quà và không ngờ Kha đang đứng trước cửa nhà, gõ cửa. Nó nhanh nhẩu khoe với Mẫn cái la bàn và kể lại câu chuyện bí ẩn tối hôm qua khi nó nghe tiếng ai bấm chuông và chạy ra mở cửa. Rõ ràng là Kha không thể nào ngờ Mẫn là người tặng quà vào tối hôm trước và trong khi Kha liến thoắng kể chuyện, Mẫn chỉ mỉm cười.

    Và tôi để ý thấy khi hai thằng bé khoe quà với nhau – gật đầu, ra hiệu, chuyện trò, Mẫn không còn nghiêng đầu về một bên nữa. Lúc Kha nói chuyện, hình như Mẫn đang nghe bằng tai trái, bên tai bị điếc. Vài tuần sau, cô y tá ở trường báo cho tôi một chuyện mà tôi đã biết trước là Mẫn đã nghe rõ bằng cả hai tai.

    Làm thế nào mà Mẫn nghe được bên tai trái vẫn là điều bí ẩn. Các bác sĩ cho rằng, khi Mẫn bị điện giật, cường độ của dòng điện đã khai thông hệ thống thính giác bị tắc nghẽn. Có thể lắm chứ! Nhưng cho dù giải thích thế nào đi nữa, tôi chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa đã trao đổi quà và tặng cho con tôi một món quà Giáng Sinh vô giá vào đêm hôm đó.

    Các bạn thấy không, những chuyện kỳ diệu và tuyệt vời vẫn tiếp tục xảy ra vào đêm Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Và người ta cũng không cần một đêm trong sáng để bước theo ngôi sao lạ trên bầu trời.

    Diane Rayner - Hải Ngữ chuyển dịch

     
     

Chia sẻ trang này